Hiển thị
trên 1 trang
Bản tin cập nhật COVID-19, 06h00 ngày 12/6/2021 Bản tin cập nhật COVID-19, 06h00 ngày 12/6/2021
Bản tin cập nhật COVID-19, 06h00 ngày 12/6/2021

Bản tin cập nhật COVID-19, 06h00 ngày 12/6/2021

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 11/6 đến 6h ngày 12/6 có 68 ca mắc mới (BN9981-10048):

- 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

- 68 ca ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (29), TP. Hồ Chí Minh (20), Tiền Giang (10), Bắc Ninh (8), Lạng Sơn (1); trong đó 64 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

- Tổng số khỏi bệnh từ 29/4/2021 đến nay là 1.238 người

- Có 21 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

⁃ Số ổ dịch mới xuất hiện: 0

⁃ Số đang được cách ly tập trung liên quan đến các trường hợp mắc trong nước: 68.533

⁃ Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.957.231 mẫu cho 4.266.651 lượt người

THÔNG BÁO VỀ 68 CA MẮC MỚI (BN9981-BN10048)

Trong đó có 68 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (29), Hồ Chí Minh (20), Tiền Giang (10), Bắc Ninh (8), Lạng Sơn (1), Cụ thể:

- CA BỆNH BN9981 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: nữ, 19 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; là F1 BN3988, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

- CA BỆNH BN9982, BN9987, BN9992-BN10018 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- CA BỆNH BN9983-BN9986, BN9988-BN9991 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh; 7 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 1 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm. Kết quả xét nghiệm ngày 11/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

- CA BỆNH BN10019-BN10038 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh; 8 ca liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, 8 ca là các trường hợp F1, 4 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- CA BỆNH BN10039-BN10048 ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang; là F1 BN9754, BN9756, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Nguồn: vncdc.gov.vn

Tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ hô hấp : ống nội khí quản kèm ống hút, ống mở khí quản, máy tạo oxy, mask oxy khí dung, mở khí quản cấp cứu...

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam
Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO
Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.
ĐT : 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

COVID-19 tới 6h sáng 25/11 COVID-19 tới 6h sáng 25/11
COVID-19 tới 6h sáng 25/11

COVID-19 tới 6h sáng 25/11

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 577.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.600 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 259,5 triệu ca, trong đó trên 5,18 triệu ca tử vong. Đất nước Việt nam đang tăng số ca rất rất nhanh và khó kiểm soát tỷ lệ người mất cũng khá nhiều

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (73.966 ca), Mỹ (69.884 ca), và Anh (43.676 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.240 ca), Mỹ (855 ca) và Ukraine (595 ca).

Sau khi ghi nhận ca mắc mới cao nhất thế giới trong 24 giờ qua, tổng ca mắc ở Đức từ đầu dịch tới nay là trên 5,5 triệu ca, trong đó trên 100.000 ca tử vong.

Còn tại Nga, quốc gia này liên tục ghi nhận trên 1.000 ca tử vong hàng ngày trong thời gian qua, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 từ đầu dịch lên trên 267.000 ca.

Trong bối cảnh ca mắc ở châu Âu tăng nhanh, ngày 24/11, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Liên minh châu Âu (ECDC), bà Andrea Ammon cho rằng cần cân nhắc tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành, trong đó ưu tiên những người trên 40 tuổi. Đây là một thay đổi quan trọng trong quan điểm của cơ quan này.

Các khuyến nghị do ECDC đưa ra không ràng buộc chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng thường được xem là chỉ dẫn để các nước đưa ra những quyết sách về y tế.

Theo bà Ammon, nên tiêm liều tăng cường ít nhất 6 tháng sau khi hoàn tất phác đồ tiêm phòng tiêu chuẩn đối với các loại vaccine ngừa COVID-19.

Trong khuyến nghị trước đó - được ban hành hồi tháng 9 vừa qua cùng Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), ECDC cho rằng việc tiêm vaccine mũi tăng cường cho tất cả những người đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng không phải là điều cấp bách, tuy nhiên nên cân nhắc tiêm liều tăng cường cho những người có hệ miễn dịch yếu và người cao tuổi.

Báo cáo của ECDC ngày 24/11 nêu rõ: "Những bằng chứng thu thập được từ Israel và Vương quốc Anh cho thấy việc tiêm liều tăng cường có thể giúp gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm và giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nặng khi nhiễm ở tất cả các nhóm tuổi trong thời gian ngắn". Theo đó, báo cáo khuyến nghị tiêm liều tăng cường "cho những người từ 40 tuổi trở lên”.

Hiện nhiều nước EU đã bắt đầu triển khai tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho người dân, nhưng đang áp dụng các tiêu chí khác nhau để lựa chọn nhóm đối tượng ưu tiên, cũng như chưa thống nhất về thời gian giãn cách giữa liều tiêm tiêu chuẩn và liều tiêm tăng cường. Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ cân nhắc vấn đề tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 trong cuộc họp vào cuối tuần này, khi xem xét điều chỉnh những quy định đối với thẻ xanh y tế.

Số ca mới nhập viện và số ca nguy kịch tại Pháp tiếp tục tăng nhanh 

Cơ quan Y tế công cộng của Pháp (FPHA) ghi nhận 32.591 ca mắc mới  trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 7.483.282 ca. Ngoài ra, với thêm 81 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này hiện lên đến 118.734ca.   

Trong những ngày qua, số ca mới nhập viện và số ca nguy kịch cũng tiếp tục tăng. Theo FPHA, đã có tới 8.338 ca nhập viện tính tới nay, tăng 759 ca so với một ngày trước. Trong khi đó, 1.455 bệnh nhân đang được điều trị tích cực sau khi thêm 192 ca bệnh diễn biến nghiêm trong 24 giờ qua.                     

Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng sẽ được tổ chức trong ngày 24/11 nhằm thảo luận các biện pháp ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh hiện nay tại Pháp. Dự kiến, trong số các nội dung thảo luận có việc khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 40 tuổi và thời hạn hoàn tất việc tiêm phòng này.

Slovakia ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục

Ngày 24/11, Bộ Y tế Slovakia cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 10.315 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 631.738 ca. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày tại quốc gia Đông Âu này. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Slovakia là hơn 14.000 ca. Slovakia hiện là quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới. 

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, Chính phủ Slovakia đã quyết định áp dụng lệnh bán phong tỏa toàn quốc trong 2 tuần kể từ ngày 25/11, trong đó yêu cầu các nhà hàng và các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa, người dân chỉ được phép ra khỏi nhà từ 1h00-5h00 trong trường hợp đặc biệt.

Phát biểu trước báo giới ngày 24/11, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik cho biết Chính phủ nước này đã thông qua lệnh trên và sẽ đánh giá việc triển khai trong 10 ngày. Ông Sulik cho biết các trường học vẫn hoạt động, song việc tiến hành xét nghiệm là bắt buộc.

Slovakia hiện có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 là 45%, thấp thứ ba trong Liên minh châu Âu (EU). Số ca nhiễm mới tăng cao đang gây áp lực cho các bệnh viện. Bộ Y tế Slovakia cho biết số người phải nhập viện tại nước này đã lên mức nghiêm trọng là 3.200 ca và tiến gần tới mức đỉnh là 3.800 ca trong làn sóng dịch bệnh lần trước. Phần lớn các bệnh nhân đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Số ca mắc mới tại Séc lần đầu vượt 25.000

Tại Séc, số ca nhiễm mới theo ngày tại nước này đã lần đầu tiên vượt 25.000 ca. Trong ngày 23/11, Séc đã ghi nhận thêm 25.864 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 2 triệu ca, trong đó có hơn 32.000 ca tử vong do COVID-19.

Theo trang Our World in Data, Séc có là quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người cao thứ 4 trên thế giới. Số bệnh nhân phải nhập viện do COVID-19 đã tăng từ mức 1.000 ca cách đây một tháng lên khoảng 5.600 ca. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4 và thấp hơn so với mức đỉnh là 9.551 ca. 

Để khống chế dịch, Chính phủ Séc đã áp đặt một số biện pháp hạn chế, bao gồm cấm những người chưa tiêm phòng đến nhà hàng, rạp chiếu hay sử dụng một số dịch vụ khác. Chính phủ hướng tới việc bắt buộc tiêm phòng cho những người trên 60 tuổi và các nhân viên y tế.

Hungary ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục

Tại Hungary, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 12.637 ca nhiễm mới, mức cao nhất theo ngày, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.045.000 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Hungary là 33.519 ca.

Tuần trước, Hungary đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao và tỷ lệ tiêm phòng của nước này khá thấp so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Để khuyến khích người dân tiêm phòng, Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng, khi cho phép người dân đi tiêm mà không cần đăng ký.

Tính đến ngày 24/11, chỉ có 5,81 triệu người, chưa đến 60% dân số Hungary, được tiêm phòng đầy đủ. Số người đã tiêm mũi tăng cường là 2,04 triệu người. Kể từ cuối tuần qua, Hungary đã bắt buộc các nhân viên y tế phải tiêm mũi tăng cường và yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang tại phần lớn các khu vực có không gian kín. Chính phủ cũng cho phép các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên phải tiêm phòng COVID-19.

Thụy Điển mở rộng đối tượng tiêm mũi tăng cường

Giới chức y tế và Chính phủ Thụy Điển ngày 24/11 thông báo nước này sẽ bắt đầu từng bước mở rộng chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành trong bối cảnh số ca nhiễm đang gia tăng trên khắp châu Âu.

Hiện mũi tăng cường bằng vaccine công nghệ mRNA đã được áp dụng với người từ 65 tuổi trở lên tại Thụy Điển. Sắp tới, chương trình này sẽ được mở rộng ra các nhóm có nguy cơ, người từ 50 tuổi trở lên, trước khi áp dụng với tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên.

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Lena Hallengren cho biết: "Chúng ta đang đối mặt với một mùa Đông đầy bất trắc. Bạn có thể ở trong nhà nếu bị ốm hoặc hãy đi tiêm nếu bạn chưa tiêm phòng, và hãy tiêm mũi tăng cường nếu bạn đã tiêm đủ hai mũi".

Hiện chưa có lịch trình cụ thể cho chương trình tiêm mũi tăng cường. Cơ quan y tế Thụy Điển cho biết mũi tăng cường sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Theo Bộ trưởng Hallengren, cơ quan y tế cũng sẽ chuẩn bị các biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus sau khi nước này áp dụng giấy thông hành vaccine từ tháng 12 cho các sự kiện diễn ra trong phòng kín với hơn 100 người tham gia.

Thụy Điển đã bỏ gần như mọi biện pháp hạn chế, khi vaccine đã được tiêm cho một phần lớn dân số đầu năm nay và tỷ lệ lây nhiễm được khống chế ở mức thấp. Khác với các nước láng giềng ở châu Âu, quốc gia Bắc Âu này chưa chứng kiến làn sóng lây nhiễm mới và số ca nhập viện vẫn tương đối thấp. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy dịch đang trở lại.

New Zealand công bố kế hoạch mở cửa biên giới quốc gia

Ngày 24/11, New Zealand thông báo nước này sẽ chưa mở cửa đón du khách nước ngoài thêm ít nhất trong 5 tháng nữa trong bối cảnh đang từng bước nới lỏng một vài trong số các biện pháp phòng dịch tại biên giới nghiêm ngặt nhất thế giới. 

Bộ trưởng phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của New Zealand, ông Chris Hipkins, nêu rõ người từ Australia và có thẻ cư trú tại New Zealand có thể nhập cảnh từ giữa tháng 1/2022, trong khi những người từ những quốc gia khác thuộc nhóm đối tượng này sẽ được cấp phép kể từ ngày 13/2/2022. Người dân New Zealand tại các nước trên đã tiêm đủ hai mũi vaccine khi trở về nước cũng không phải cách ly bắt buộc. Tuy nhiên, du khách nước ngoài nói chung phải chờ tới ngày 30/4/2022 mới có thể nhập cảnh vào quốc gia châu Đại Dương này, với điều kiện đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Đáng chú ý, việc mở cửa cho du khách nước ngoài được thực hiện tuần tự theo ba giai đoạn và bao gồm một số yêu cầu cụ thể sau: du khách đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, xét nghiệm sàng lọc cho kết quả âm tính trước khi tới New Zealand, có giấy xác nhận tiêm chủng quốc tế, đồng ý làm xét nghiệm COVID-19 sau khi nhập cảnh New Zealand, đảm bảo yêu cầu cách ly 7 ngày tại nhà và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 khi kết thúc thời gian tự cách ly.

Bộ trưởng Hipkins nhấn mạnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn với số ca bệnh liên tục tăng ở châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới, vì vậy New Zealand vẫn cần phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định mở cửa trở lại biên giới quốc gia.

New Zealand ghi nhận 216 ca mới được phát hiện 24 giờ qua. Hầu hết các ca mắc mới được ghi nhận ở Auckland, thành phố lớn nhất của nước này. 

Hàn Quốc ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục

Ngày 24/11, Hàn Quốc thông báo ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này với 4.116 ca trong 24 giờ qua. Số ca nguy kịch và tử vong cũng ở mức cao nhất trong một ngày, lần lượt là 586 ca và 35 ca. 

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) của Hàn Quốc, có tới 4.088 ca lây nhiễm cộng đồng trong 4.116 ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc trên cả nước tăng lên tới 425.065 ca, trong đó có 3.363 ca tử vong. Tính trung bình, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 tại Hàn Quốc là 0,79%. 

Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nhận định tình hình dịch bệnh tại nước này dường như diễn biến nghiêm trọng hơn so với dự báo, đặc biệt khu vực thủ đô Seoul đang ở trong "tình trạng khẩn cấp". Khu vực này là nơi tập trung khoảng 50% trong tổng số dân 52 triệu người ở Hàn Quốc. Do vậy, Thủ tướng Boo-kyum kêu gọi cơ quan chức năng cân nhắc triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp dựa trên đánh giá nguy cơ dịch bệnh của giới chức y tế. 

Thủ tướng Hàn Quốc cho biết thêm chính phủ nước này đang nỗ lực nhằm đảm bảo đáp ứng đủ số giường bệnh tại các bệnh viện, đặt biệt ở khu vực thủ đô Seoul khi số ca mắc mới vẫn ở mức cao, số ca bệnh nguy kịch cũng đang tăng. Ông kêu gọi chính phủ tăng cường biện pháp hỗ trợ để các bệnh nhân không có triệu chứng và những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà một cách an toàn.  

Giới chức y tế cho biết có tới 83,3% giường bệnh dành cho các bệnh nhân nghiêm trọng tại Seoul và khu vực lân cận đã không còn chỗ trống. 

Mexico cân nhắc tiêm mũi thứ ba cho một số đối tượng

Tại Mexico, ngày 23/11, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador thông báo quốc gia này sẽ xem xét khả năng tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho đội ngũ nhân viên y tế cùng các đối tượng ưu tiên như người cao tuổi.

Tình hình dịch COVID-19 tại Mexico đang dần được kiểm soát khi số ca nhiễm mới và tử vong tiếp tục xu hướng giảm trong 2 tháng gần đây. Tuy nhiên, Bộ Y tế Mexico đã cảnh báo về khả năng quốc gia này sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 4 khi bắt đầu mùa cúm trong 2 tháng cuối năm nay.

Tính tới thời điểm hiện tại, gần 76 triệu người trong tổng số 126 triệu dân Mexico đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó trên 64,3 triệu người đã tiêm phòng đầy đủ. Mexico đã ghi nhận hơn 3,8 triệu ca mắc, trong đó gần 293.000 ca tử vong vì COVID-19.

Nguồn: baotintuc.vn

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

 

Điều trị bệnh mềm sụn khí quản Điều trị bệnh mềm sụn khí quản
Điều trị bệnh mềm sụn khí quản

Điều trị bệnh mềm sụn khí quản

(Tracheobronchomalacia)

Bác sĩ chuyên khoa phổi Robert Lee (giữa) thực hiện các thủ thuật như đặt stent đường thở.

Tracheobronchomalacia là một tình trạng xảy ra khi các thành đường thở yếu và đường dẫn khí bị xẹp xuống khi thở hoặc ho. Bởi vì bệnh nhuyễn khí quản đôi khi có thể phát triển do một bệnh lý tiềm ẩn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc xơ phổi, nên các bác sĩ sẽ tập trung vào tình trạng khác trước khi điều trị bệnh nhuyễn khí quản.

Một hoặc nhiều kỹ thuật có thể được sử dụng để điều trị bệnh keo khí quản tại Memorial Sloan Kettering. Phương pháp điều trị mà bác sĩ lựa chọn phụ thuộc vào vị trí chính xác và mức độ lan rộng của bệnh keo khí quản.

Các lựa chọn điều trị phổ biến đối với bệnh keo khí quản bao gồm:

  • Stent đường thở khí quản - Stent đường thở là một ống silicone được đặt tại vị trí bị xẹp để giúp giữ cho đường thở được mở. Stent được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn và dài hạn cho bệnh keo khí quản. Đặt stent đường thở cũng có thể là một công cụ chẩn đoán. Những bệnh nhân có các triệu chứng cải thiện sau khi đặt stent đường thở có khả năng được hưởng lợi từ phẫu thuật sửa chữa.
  • Tạo hình phế quản - phẫu thuật này có thể được dùng để điều trị các hình thức nghiêm trọng nhất của mềm sụn khí quản, đặc biệt là khi phát hiện bác sĩ rằng đường thở đặt stent đã được cải thiện triệu chứng. Một tấm lưới được đặt trong phẫu thuật được sử dụng để củng cố và ổn định thành của khí quản và giảm thiểu sự sụp đổ. Đây thường là một phương pháp điều trị thành công bệnh keo khí quản với kết quả lâu dài tuyệt vời.
  • Cắt và tái tạo khí quản  Trong một số trường hợp hiếm hoi, loại phẫu thuật này có thể được áp dụng nếu tình trạng xẹp chỉ ở một phần nhỏ của khí quản. Trong quá trình cắt bỏ khí quản, còn được gọi là cắt bỏ khí quản, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần bị thương của khí quản và nối lại phần trên và phần dưới.

Nguồn: Memorial Sloan Kettering Cattering Cancer Center

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam
Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO
Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.
ĐT : 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

Tin sáng 24-11: Ca mắc và ca tử vong do COVID-19 đang tăng, hướng dẫn điều trị mới thế nào? Tin sáng 24-11: Ca mắc và ca tử vong do COVID-19 đang tăng, hướng dẫn điều trị mới thế nào?
Tin sáng 24-11: Ca mắc và ca tử vong do COVID-19 đang tăng, hướng dẫn điều trị mới thế nào?

Tin sáng 24-11: Ca mắc và ca tử vong do COVID-19 đang tăng, hướng dẫn điều trị mới thế nào?

TTO - Số ca mắc, ca tử vong do COVID-19 tăng trở lại, tuần gần đây có 3/7 ngày số mắc trên 10.000 ca, trung bình số ca mới trong 7 ngày qua là 10.070 ca/ngày, cao hơn nhiều so với tuần trước đó (8.341 ca/ngày), số tử vong cũng cao hơn (121 ca/ngày).

Mặc dù so với giai đoạn cao điểm của dịch, số tử vong trung bình hằng ngày đã giảm gần 3/4, trong khi số ca mắc mới gần tương đương, cho thấy vắc xin có tác dụng nhất định trong giảm số ca có biến chứng nặng và tử vong, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi có can thiêp sớm, tích cực để giảm số ca tử vong trở lại.

Dự kiến ngày mai 25-11, Bộ Y tế sẽ có cuộc họp trực tuyến với 700 điểm cầu, mục đích là "kịp thời rút kinh nghiệm công tác chẩn đoán, điều trị cho người bệnh COVID-19, chia sẻ kinh nghiệm đáp ứng tình hình dịch".

Không cách ly tại nhà nếu F0 trên 50 tuổi, gia đình có người có bệnh lý nền

TP.HCM có hơn 56.000 ca COVID-19 đang được cách ly tại nhà. Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà.

Theo hướng dẫn, sau khi khai báo thông tin với trạm y tế, người F0 cách ly tại nhà sẽ được cấp phát gói thuốc A (gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng).

Nếu có triệu chứng nhẹ, người F0 sẽ được nhân viên y tế đánh giá tình trạng sức khỏe, được ký cam kết và cấp phát thuốc kháng virus (gói C) khi có chỉ định dùng thuốc.

Khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%), người F0 phải liên hệ ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để được tư vấn, hỗ trợ.

Nếu có chỉ định nhập viện, sẽ được cho sử dụng một liều duy nhất (gói B gồm thuốc kháng viêm và thuốc chống đông) trước khi chuyển viện.

Người dân khi tự xét nghiệm và phát hiện dương tính nên gọi điện đến trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc trạm y tế lưu động để được tiếp cận, đánh giá tình trạng bệnh, điều kiện cách ly để có hướng dẫn điều trị, chăm sóc phù hợp, cấp phát thuốc và can thiệp kịp thời khi có triệu chứng trở nặng, chuyển viện sớm.

Bên cạnh đó, F1 trong gia đình cũng được theo dõi, quản lý và bảo vệ, đặc biệt với gia đình có người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền...

Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn chỉ cách ly F0 tại nhà nếu hội đủ các điều kiện:

1. F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).

2. Độ tuổi từ 1 đến 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì. Đối với những trường hợp không thỏa điều kiện này vẫn có thể xem xét cách ly tại nhà nếu có bệnh nền ổn định, bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên.

3. Có khả năng tự chăm sóc: F0 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...); biết cách đo thân nhiệt; có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc.

4. Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...).

Sử dụng thuốc cho F0 cách ly, điều trị tại nhà như thế nào?

Trong hướng dẫn chăm sóc tại nhà cho F0 do Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành hướng dẫn như sau:

Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 3 gói (A, B, C):

- Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng;

- Gói thuốc B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt;

- Gói thuốc C là thuốc kháng virus với liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

GÓI THUỐC A (dùng trong 7 ngày) cấp ngay cho F0 khi tiếp nhận thông tin.

1. Paracetamol 500mg

Uống 1 viên khi sốt trên 38.5°C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt.

2. Các loại vitamin (vitamin tổng hợp hoặc vitamin C)

Vitamin tổng hợp: uống ngày 1 lần, lần 1 viên.

HOẶC

Vitamin C 500mg: uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, trưa 1 viên.

GÓI THUỐC B (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021 của Bộ Y tế).

Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất (gói B) trước khi chuyển viện.

3. Dexamethasone 0,5mg x 12 viên

Uống 1 lần, 12 viên (tương đương 6mg)

Hoặc

Methylprednisolone 16mg x 1 viên

Uống 1 lần, 1 viên.

4. Rivaroxaban 10mg x 1 viên

Uống 1 lần, 1 viên.

HOẶC

Apixaban 2,5mg x 1 viên, uống 1 lần, 1 viên.

HOẶC

Dabigatran 220mg x 1 viên

Uống 1 lần, 1 viên.

Lưu ý: Thuốc số 3 và thuốc số 4 không sử dụng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).

GÓI THUỐC C (dùng trong 5 ngày)

Đây là thuốc kháng virus được chỉ định đối với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, thuốc này được Bộ Y tế cung cấp trong Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát.

5. Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg

Uống ngày 2 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 5 ngày liên tục.

Lưu ý:

- Các cơ sở y tế hướng dẫn cho người F0 ký phiếu chấp thuận tham gia Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 nhẹ trước khi cấp phát.

- Thuốc số 5 không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.

Tình hình dịch ở các tỉnh thành

- Bà Rịa - Vũng Tàu từ 18h ngày 22-11 đến 18h ngày 23-11 ghi nhận 709 ca dương tính, trong đó có 407 ca cộng đồng. Đây là con số cao kỷ lục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và gần gấp đôi số ca của ngày 22-11. Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến thời điểm này, tỉnh ghi nhận 10.279 ca bệnh.

- Hà Nội từ 18h ngày 22-11 đến 18h ngày 23-11 ghi nhận 250 ca F0, trong đó có 95 ca tại cộng đồng, còn lại ở khu cách ly và khu phong tỏa. Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 8.262 ca, trong đó 3.045 ca ghi nhận ngoài cộng đồng; 5.217 ca là đối tượng đã được cách ly.

- Từ ngày 5-10 đến ngày 23-11, tỉnh Sơn La phát hiện 100 ca COVID-19 là người trở về từ các địa phương đang có dịch và một số lây nhiễm thứ phát. Toàn tỉnh có 7.126 người theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.

- Nghệ An từ 18h ngày 22-11 đến 6h ngày 23-11 phát hiện 50 ca dương tính, trong đó có 11 ca cộng đồng. Tính đến 6h ngày 23-11, Nghệ An có 3.773 ca dương tính, trong đó thành phố Vinh có 837 ca, huyện Nghi Lộc 394 ca, huyện Yên Thành 342 ca…

- Tối 23-11, Hà Nam công bố thêm 22 ca dương tính. Đến 17h ngày 23-11, Hà Nam ghi nhận 1.298 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.

- Trong 24 giờ (từ 6h ngày 22-11 đến 6h ngày 23-11), Quảng Bình ghi nhận thêm 51 ca COVID-19 mới, trong đó có nhiều ổ dịch phức tạp tại Đồng Lê, Quảng Phương, Bảo Ninh. Từ ngày 7-10 đến 22-11, Quảng Bình ghi nhận 290 ca dương tính là người trở về từ vùng dịch. Tổng số ca toàn tỉnh từ trước tới nay hiện là 2.441 ca, trong đó 2.118 ca khỏi, 317 bệnh nhân đang điều trị, 6 ca tử vong.

- Từ 18h ngày 22-11 đến 11h ngày 23-11, tỉnh Bến Tre có 169 ca COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 5.036 ca. Trong đó, 2.762 ca ra viện, 58 ca tử vong. Toàn tỉnh có 101,32% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin COVID-19, trong đó có 61,34% dân số tiêm đủ 2 mũi.

- Tiền Giang đến ngày 22-11 đã tiêm được 2.306.565 liều vắc xin. Số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 đạt 99,2%. Số người tiêm đủ 2 mũi đạt 76,1%, trong đó có 167 người tiêm đủ 3 mũi đối với vắc xin Abdala. Số trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm mũi 1 là 58.904/180.146 trẻ, đạt 32,7%.

Nguồn: tuoitre.vn

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

Các biến chứng và rủi ro của phẫu thuật mở khí quản Các biến chứng và rủi ro của phẫu thuật mở khí quản
Các biến chứng và rủi ro của phẫu thuật mở khí quản

Các biến chứng và rủi ro của phẫu thuật mở khí quản

Các biến chứng và rủi ro của phẫu thuật mở khí quản như với bất kỳ phẫu thuật nào, có một số rủi ro liên quan đến mở khí quản. Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các biến chứng sớm có thể phát sinh trong quá trình mở khí quản hoặc ngay sau đó bao gồm:

  • Sự chảy máu
  • Không khí bị mắc kẹt xung quanh phổi (tràn khí màng phổi)
  • Không khí bị mắc kẹt trong các lớp sâu hơn của lồng ngực (màng phổi)
  • Không khí bị mắc kẹt bên dưới da xung quanh lỗ mở khí quản  (khí phế thũng dưới da)
  • Tổn thương ống nuốt (thực quản)
  • Tổn thương dây thần kinh di chuyển dây thanh âm (dây thần kinh thanh quản tái phát)
  • Ống mở khí quản có thể bị tắc do cục máu đông, chất nhầy hoặc áp lực của thành đường thở. Có thể ngăn ngừa tắc nghẽn bằng cách hút, làm ẩm không khí và chọn ống mở khí quản thích hợp.

Nhiều trong số những biến chứng ban đầu này có thể được tránh hoặc xử lý thích hợp với các bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong bệnh viện.

Theo thời gian, các biến chứng khác có thể phát sinh từ cuộc phẫu thuật.

Các biến chứng sau này có thể xảy ra khi đặt ống mở khí quản bao gồm:

  • Tình cờ cắt bỏ ống mở khí quản (tình cờ cắt bỏ ống thông khí quản)
  • Nhiễm trùng trong khí quản và xung quanh ống mở khí quản
  • Bản thân khí quản có thể bị hỏng vì một số lý do, bao gồm cả áp suất từ ống; vi khuẩn gây nhiễm trùng và hình thành mô sẹo; hoặc ma sát từ một ống di chuyển quá nhiều

Những biến chứng này thường có thể được ngăn ngừa hoặc xử lý nhanh chóng nếu người chăm sóc có kiến thức thích hợp về cách chăm sóc vị trí mở khí quản

Các biến chứng muộn có thể xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật mở khí quản trong thời gian dài bao gồm:

  • Làm mỏng (xói mòn) khí quản do ống cọ xát với nó (bệnh keo khí quản)
  • Sự phát triển của một kết nối nhỏ từ khí quản (khí quản) đến thực quản (ống nuốt) được gọi là lỗ rò khí quản-thực quản
  • Sự phát triển của các vết sưng (mô hạt) có thể cần phải được phẫu thuật cắt bỏ trước khi rút ống mở khí quản.
  • Hẹp khí quản hoặc xẹp đường thở phía trên vị trí mở khí quản, có thể yêu cầu một phẫu thuật bổ sung để sửa chữa nó
  • Khi ống mở khí quản được rút ra, lỗ có thể không tự đóng lại. Các ống còn nguyên tại chỗ trong 16 tuần hoặc lâu hơn có nguy cơ cần phải phẫu thuật đóng lại

Lỗ mở khí quản sạch sẽ, chăm sóc ống mở khí quản tốt và kiểm tra đường thở thường xuyên bởi bác sĩ tai mũi họng sẽ giảm thiểu sự xuất hiện của bất kỳ biến chứng nào trong số này.

Nhóm rủi ro cao

Các rủi ro liên quan đến mở khí quản cao hơn ở các nhóm bệnh nhân sau:

  • trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh
  • người hút thuốc
  • người lạm dụng rượu
  • bệnh nhân tiểu đường
  • bệnh nhân suy giảm miễn dịch
  • những người mắc bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng đường hô hấp
  • những người dùng steroid hoặc cortisone

Nguồn: Hopkin Medicine

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO
Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.
ĐT : 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

COVID-19 tới 6 giờ ngày 23/11 COVID-19 tới 6 giờ ngày 23/11
COVID-19 tới 6 giờ ngày 23/11

COVID-19 tới 6 giờ ngày 23/11: Thế giới trên 258 triệu ca bệnh; Italy tính tiêm mũi tăng cường sau 5 tháng

Thứ Ba, 23/11/2021 06:00 | 

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 406.196 trường hợp mắc COVID-19 và 4.772 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 258 triệu ca, trong đó trên 5,17 triệu người không qua khỏi.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 23/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 258.296.567 ca, trong đó có 5.173.138 người tử vong.

Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước với sự xuất hiện của các biến chủng mới.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế đi ngang trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 46.000 ca), trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca).

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 233 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 22/11, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 94 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19” sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước.

Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 609 người tử vong. Tiếp đến là Bulgaria với 386 người và Bosnia-Herzegovina với 371 người/100.000 dân. Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,5 triệu ca tử vong trong trên 46,3 triệu ca mắc COVID-19.

Châu Âu có trên 80 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1,4 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 80,4 triệu ca mắc. Bắc Mỹ có trên 790.500 triệu ca tử vong trong trên 48,4 triệu ca bệnh. Châu Phi ghi nhận trên 221.200 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại dương là trên 3.900 người.

Đối mặt một mùa Đông ảm đạm với dự báo số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh, một số nước ở châu Âu đang siết chặt các biện pháp chống dịch, trong đó đặc biệt nghiêm ngặt với những người chưa tiêm chủng vaccine. Ngày 22/11, Áo bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc thứ 4, trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên áp đặt trở lại lệnh phong tỏa trong mùa Thu này.

Đây là đợt phong tỏa đầu tiên tại Áo kể từ khi chiến dịch tiêm phòng được triển khai rộng rãi. Theo quy định mới, hầu hết các địa điểm tập trung đông người như nhà hàng, quán cà phê, quầy bar, rạp hát, cửa hàng không thiết yếu và tiệm làm tóc phải đóng cửa trong 10 ngày và có thể kéo dài lên đến 20 ngày.

Các chợ Giáng sinh, nơi thu hút lượng lớn khách du lịch, phải đóng cửa ngay khi vừa mới mở, trong khi khách sạn sẽ không đón tiếp những khách du lịch từ nơi khác tới. Tuy nhiên, dịch vụ thang máy lên núi trượt tuyết vẫn phục vụ cho những du khách đã tiêm chủng đầy đủ.

Người dân có thể ra khỏi nhà với một số lý do như đi làm hoặc mua những sản phẩm thiết yếu. Người dân cũng được phép đi bộ mà không hạn chế thời gian hoặc khu vực đi lại. Mỗi gia đình chỉ được phép cử đại diện một người khi tiếp xúc với người ngoài. Nơi làm việc và trường học vẫn mở cửa, nhưng chính phủ khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ em ở nhà.

 Ngày 22/11, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza tuyên bố người dân Italy có thể tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 sau 5 tháng kể từ khi hoàn thành chu kỳ tiêm vaccine đầu tiên.

Bộ trưởng Speranza cho biết: “Liều vaccine tăng cường là rất quan trọng để bảo vệ tốt hơn bản thân (mọi người) và những người xung quanh. Sau khuyến nghị mới nhất của Cơ quan quản lý dược phẩm Italy (AIFA), 5 tháng sau khi hoàn thành chu kỳ tiêm vaccine đầu tiên, những người trên 40 tuổi có thể được tiêm liều tăng cường”.

Italy thực hiện chương trình thẻ xanh COVID-19, với chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số, cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng hay có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc 72 giờ trước đó, từ tháng 8/2021, ban đầu áp dụng cho nhiều địa điểm giải trí và văn hóa như rạp chiếu phim và nhà hàng trong nhà, trước khi mở rộng ra nơi làm việc và trên các phương tiện giao thông công cộng đường dài. Nhưng “siêu thẻ xanh” được đề xuất sẽ chỉ cấp cho những người đã tiêm vaccine hoặc hồi phục từ COVID-19, còn những thẻ được cấp dựa trên kết quả xét nghiệm âm tính sẽ chỉ có giá trị để vào nơi làm việc.

Tại Đức, một số bang đã ban hành lệnh giới nghiêm đối với những người không tiêm chủng. Cụ thể, chính quyền bang Saxon thông báo sẽ yêu cầu những người chưa tiêm chủng không rời khỏi nhà nếu không có lý do chính đáng trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 6h sáng hằng ngày.

Kể từ ngày 21/11, lệnh giới nghiêm với những người chưa tiêm bắt đầu có hiệu lực tại các thành phố Meißen, Bautzen, Sächsische Schweiz-Osterzgebirge, Nordsachsen và Erzgebirgskreis. Còn tại bang Sachsen, kể từ ngày 22/11, chính quyền đã ra lệnh đóng cửa tất cả các quán bar và địa điểm giải trí. Trong khi đó, bang miền Bắc Schleswig-Holstein sẽ áp đặt quy định 2G tại các không gian công cộng trong nhà.

Tại nơi làm việc, những người chưa tiêm chủng mỗi ngày đều phải xuất trình kết quả xét nghiệm nhanh, hoặc kết quả xét nghiệm PCR được thực hiện không quá 48 giờ. Ở bang miền Tây Nam Baden-Württemberg, 3 thành phố sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm đối với những trường hợp chưa tiêm chủng. Theo các quy định mới, những người không tiêm sẽ bị yêu cầu ở nhà trong khoảng thời gian từ 9h tối đến 5h sáng hằng ngày.

Dù vậy, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/11 cho rằng các biện pháp chống dịch áp dụng hiện nay ở nước này chưa đủ mạnh để kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ tư đang gây sức ép lớn lên hệ thống y tế. Bà kêu gọi chính quyền 16 bang siết chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tại New Zealand, từ ngày 3/12 tới, hệ thống phân loại cấp độ dịch để sống chung với COVID-19 sẽ được áp dụng, theo đó dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và cho phép nối lại các hoạt động kinh doanh tại Auckland - thành phố lớn nhất nước.

Theo thông báo của Thủ tướng Jacinda Ardern, hệ thống mới này sẽ phân cấp các khu vực theo các màu đỏ, cam, xanh lá cây tùy theo nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ tiêm chủng của khu vực.

Thành phố Auckland - tâm điểm của làn sóng bùng phát dịch do biến thể Delta - sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống phân cấp này và được xác định là vùng đỏ. Theo đó, người dân Auckland bắt buộc phải đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người ở khu vực công cộng.

Còn tại Australia, từ ngày 1/12, chính phủ nước này sẽ mở cửa biên giới cho khoảng 230.000 người nước ngoài, bao gồm sinh viên quốc tế, những người lao động theo diện thị thực việc làm, người nhập cảnh theo diện đoàn tụ gia đình và người có thị thực nhân đạo. Đây được xem là tin vui lớn sau hơn 18 tháng quốc gia lớn nhất châu Đại Dương này chính thức đóng cửa biên giới để chống dịch COVID-19.

Tại Hàn Quốc, học sinh các trường mẫu giáo và trường học bắt đầu trở lại lớp học trực tiếp hoàn toàn kể từ ngày 22/11. Đây là bước tiếp theo của chính phủ nước này nhằm thực hiện kế hoạch "Sống chung với COVID-19", từng bước đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường như trước đại dịch trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao.

Liên quan đến vấn đề vaccine, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đang bắt đầu đánh giá đơn xin cấp phép sử dụng vaccine một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson (Mỹ) làm liều tăng cường cho người trên 18 tuổi. Nếu được thông qua, đây sẽ là loại vaccine thứ ba được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép làm liều tăng cường cho người trưởng thành và sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành 2 mũi tiêm bình thường.

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 22/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 21.931 ca mắc COVID-19 và 477 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện xấp xỉ 13.800.000 ca, trong đó trên 287.000 người tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 22/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 218 trường hợp, cao nhất khu vực.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 549 ca bệnh và 9 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Về số ca mắc mới, Việt Nam ngày 22/11 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 10.000 ca.

Trong khi đó, Thái Lan vẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 22/11 ghi nhận thêm trên 6.000 ca bệnh mới và 49 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 45 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
 
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Hãng dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ ngày 22/11 công bố kết quả giai đoạn thử nghiệm sau cùng của vaccine ngừa COVID-19 do hãng sản xuất đối với nhóm đối tượng từ 12 đến 15 tuổi.

Các dữ liệu thu được từ giai đoạn thử nghiệm cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đạt hiệu quả 100% bảo vệ thanh thiếu niên trong giai đoạn 7 ngày đến 4 tháng kể từ khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2. Pfizer cho biết sẽ dựa trên kết quả thử nghiệm để nhanh chóng xúc tiến quy trình xin cấp phép sử dụng đầy đủ loại vaccine này cho thiếu niên tại Mỹ cũng như toàn thế giới. Hãng dự kiến xin cấp phép liều vaccine tiêm cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên là 30 microgam.

Vaccine của Pfizer đã được Cơ quan an toàn dược phẩm và thực phẩm (FDA) Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho người từ 12 đến 15 tuổi hồi tháng 5/2021. Cơ quan này trong tháng 8/2021 đã cấp phép đầy đủ đối với việc sử dụng loại vaccine này cho người từ 16 tuổi trở lên.

Nguồn: baotintuc.vn

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

Nguyên tắc phòng Covid19 khi tiêm đủ liều Vacxin Nguyên tắc phòng Covid19 khi tiêm đủ liều Vacxin
Nguyên tắc phòng Covid19 khi tiêm đủ liều Vacxin

Nguyên tắc phòng Covid19 khi tiêm đủ liều Vacxin

Theo CDC

Để giảm nguy cơ bị nhiễm SARS-CoV-2 (vi rút gây ra COVID-19) bao gồm cả biến thể Delta và có khả năng lây lan sang người khác, CDC khuyến cáo những người đã được tiêm phòng đầy đủ:

  • Đeo khẩu trang trong nhà ở nơi công cộng nếu họ đang ở trong khu vực có khả năng lây truyền cao.
    • Những người đã được tiêm chủng đầy đủ có thể chọn che mặt bất kể mức độ lây truyền trong cộng đồng, đặc biệt nếu họ hoặc ai đó trong gia đình của họ bị suy giảm miễn dịch hoặc có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng, hoặc nếu ai đó trong gia đình của họ chưa được tiêm chủng.
  • Đi xét nghiệm nếu gặp các triệu chứng COVID-19.
  • Đi xét nghiệm 5-7 ngày sau khi tiếp xúc gần  với người có COVID-19 nghi ngờ hoặc được xác nhận.
  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong 14 ngày sau khi phơi nhiễm hoặc cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính.
  • Cách ly nếu họ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong 10 ngày trước đó hoặc đang có các triệu chứng COVID-19.
  • Tuân theo bất kỳ luật, quy tắc và quy định hiện hành nào của liên bang, tiểu bang, địa phương, bộ lạc hoặc lãnh thổ.

Những người bị suy giảm miễn dịch nên được tư vấn về khả năng giảm đáp ứng miễn dịch với vắc-xin COVID-19 và tuân theo  các biện pháp phòng ngừa hiện tại, bao gồm:

  • khẩu trang
  • Giữ khoảng cách 2 mét đối với người mà họ không sống cùng
  • Tránh đám đông và thông gió kém không gian trong nhà.

Bất kể tình trạng tiêm chủng của họ như thế nào để bảo vệ bản thân chống lại COVID-19 cho đến khi được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ khuyến cáo khác.

Tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ hô hấp : ống nội khí quản kèm ống hút, ống mở khí quản, máy tạo oxy, mask oxy khí dung, mở khí quản cấp cứu...

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

 

Nhiễm COVID sau tiêm đủ 2 liều vacxin Nhiễm COVID sau tiêm đủ 2 liều vacxin
Nhiễm COVID sau tiêm đủ 2 liều vacxin

Nhiễm COVID sau tiêm đủ 2 liều vacxin

Nhóm người nhiễm COVID-19 bao gồm cả những người đã được tiêm phòng, chúng ta chắc chắn sẽ nghe thấy những lời phàn nàn từ những người này thắc mắc rằng mục đích của việc tiêm chủng là gì.

Nhưng khi bạn đọc qua các bài báo và nghiên cứu, bạn thường thấy câu trả lời: trong hầu hết các trường hợp, những người được tiêm chủng và nhiễm COVID-19 không chết, không phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và không cần phải nhập viện.

Đối với những người Úc chưa được tiêm phòng trong những năm cuối đời, khả năng tử vong do COVID là rất cao. Đối với những người chưa được chủng ngừa ở độ tuổi 80, khoảng 32% những người nhiễm COVID sẽ chết vì nó. Đối với những người ở độ tuổi 70, con số này là khoảng 14%. (Đối với những người chưa được tiêm phòng ở độ tuổi 60, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 3%. Và đối với những người dưới 50 tuổi, con số này là dưới 1%.)

Tin tốt là cả Pfizer và AstraZeneca đều rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19, ngay cả từ dòng Delta độc lực hơn.

Vậy hiệu quả của vắc xin của chúng ta như thế nào?

Dữ liệu sơ bộ từ Vương quốc Anh cho thấy sau liều đầu tiên của bạn với Pfizer hoặc AstraZeneca, khả năng bạn mắc phải biến thể Delta thấp hơn 33% so với người chưa được tiêm chủng.

Hai tuần sau liều thứ hai của bạn, con số này tăng lên  60% đối với AstraZeneca và 88% đối với Pfizer. Dữ liệu này dành cho mọi dạng COVID-19, từ nhẹ đến nặng.

Nhưng khi bạn xem xét mức độ giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh nặng phải nhập viện của vắc-xin, thì mức độ bao phủ cao cho cả hai. Vắc xin Pfizer và Astrazeneca có hiệu quả tương ứng là 96% và 92% trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhập viện do biến thể Delta.

Tại sao một số người vẫn bị COVID sau khi tiêm chủng?

Vắc xin không phải là rào cản ma thuật. Nó không giết vi rút hoặc mầm bệnh mà nó nhắm mục tiêu.

Đúng hơn, vắc-xin kích thích hệ thống miễn dịch của một người để tạo ra kháng thể. Các kháng thể này đặc hiệu chống lại vi rút hoặc mầm bệnh và cho phép cơ thể chống lại sự nhiễm trùng trước khi nó bắt giữ và gây ra bệnh nặng.

Tuy nhiên, một số người sẽ không có phản ứng miễn dịch đủ mạnh với vắc xin và vẫn có thể dễ bị phát triển COVID-19 nếu tiếp xúc với virus .

Cách một người phản ứng với vắc-xin bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tuổi tác, giới tính, thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục, sức khỏe và mức độ căng thẳng của chúng ta.

Không dễ để biết ai chưa phát triển phản ứng miễn dịch đủ mạnh với vắc xin. Việc đo lường phản ứng miễn dịch của một người đối với vắc xin không đơn giản và cần có các xét nghiệm chi tiết trong phòng thí nghiệm.

Và trong khi các tác dụng phụ từ vắc-xin cho thấy bạn đang có phản ứng, thì việc không có triệu chứng không có nghĩa là  bạn đang có phản ứng yếu.

Cũng cần có thời gian để hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc-xin và sản xuất kháng thể. Đối với hầu hết các loại vắc xin tiêm hai mũi, mức độ kháng thể tăng lên và sau đó giẩm xuống sau liều đầu tiên. Các kháng thể này sau đó được tăng cường sau lần 2 .

Chúng ta vẫn có khả năng nhiễm COVID-19 mặc dù đã  tiêm đủ vacxi nên chúng ta vẫn phải tuân thủ 5K – nhất là việc phải đeo khẩu trang

 

Nhưng bạn không được bảo hiểm một cách tối ưu cho đến khi mức kháng thể của bạn tăng lên sau liều thứ hai.

 

COVID-19 có triệu chứng như thế nào sau khi được chủng ngừa?

Các xét nghiệm PCR mà chúng tôi sử dụng để phát hiện SARS-CoV-2, vi rút gây ra COVID-19, rất nhạy cảm và có thể phát hiện trường hợp dương tính ngay cả khi bạn có mức vi rút thấp trong hệ thống của mình. Điều này có nghĩa là một người có thể xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhưng vẫn không có các triệu chứng của COVID-19.

Trong số những người được tiêm chủng đã báo cáo  có các triệu chứng, phần lớn được báo cáo là những người nhẹ , với thời gian ngắn hơn.

 

Luôn có khả năng một người đã được tiêm phòng có thể truyền vi rút sang người không được tiêm phòng mà bản thân không có triệu chứng.

Nhưng những người được tiêm chủng phát triển COVID-19 sẽ có tải lượng virus thấp hơn  những người không được tiêm chủng, có nghĩa là họ ít có khả năng lây lan vi rút hơn.

Một nghiên cứu ước tính những người được tiêm chủng Pfizer hoặc AstraZeneca ít có khả năng lây bệnh cho người tiếp xúc trong nhà chưa được tiêm chủng hơn 50%  so với những người không được tiêm chủng. Sự lây truyền này có thể sẽ giảm trở lại nếu cả hai thành viên trong gia đình đều được tiêm chủng.

Nhưng nếu bạn không tiêm phòng và nhiễm COVID-19, bạn có nhiều khả năng  lây lan vi-rút hơn.

Những người không tiêm chủng hoặc người có nguy cơ cao khi mắc COVID-19 có thể diễn biến nặng, người bệnh và người nhà cần nắm được điều này để theo dõi sát tình trạng sức khoẻ - thở oxy , thở nội khí quản , mở khí quản ….

 

Còn các biến thể trong tương lai thì sao?

Cho đến nay, dữ liệu sơ bộ (một số trong số đó đang được tiến hành và / hoặc chưa được đánh giá ngang hàng) cho thấy các loại vắc xin hiện tại của chúng ta có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại các biến thể đang lưu hành.

Nhưng khi vi rút đột biến, cơ hội đào thoát cuả virus  ngày càng tăng . Điều này có nghĩa là có nhiều khả năng vi rút sẽ phát triển các đột biến khiến nó trở nên khó chống lại hoặc dễ dàng trốn tránh việc tiêm chủng hơn.

Các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ  để đảm bảo vắc xin hiện tại và / hoặc tương lai của chúng ta có hiệu quả chống lại các chủng vi rút đang lưu hành.

Để giúp chống lại COVID-19, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giảm thiểu sự lây lan của vi rút. Điều này có nghĩa là hãy tiêm phòng khi bạn có thể, đảm bảo bạn duy trì sự xa cách với xã hội khi được yêu cầu và đi xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào.

Nguồn: The conversation

 

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

Ngải cứu - tác dụng điếu ngải Ngải cứu - tác dụng điếu ngải
Ngải cứu - tác dụng điếu ngải

NGẢI CỨU –TÁC DỤNG ĐIẾU NGẢI

Cứu (đốt cứu = đốt ngải cứu) là đưa sức nóng tác động vào huyệt, là phương pháp trị liệu và ngăn ngừa các chứng bệnh bằng cách dẫn truyền sức nóng vào các huyệt đạo hoặc các vùng nhất định của cơ thể con người. Vật liệu chủ yếu là bột ngải cứu ép thành điếu (điếu ngải cứu – dẫn link điếu ngải web/shopee) hay các viên nhỏ hình chóp hoặc trụ (mồi ngải cứu).

Cách chế ngải để đốt cứu: bột ngải cứu làm bằng lá ngải cứu khô, tán nhuyễn, lọc hết phần cọng, xơ, chỉ lấy phần thịt lá. Phần bột ngải cứu này được dùng để tạo hình các đốt cứu có hình dạng và kích thước khác nhau: hình trụ dài như điếu xì gà, viên nhỏ để gắn đầu kim, hạt đậu... Có thể dùng bột ngải cứu đơn thuần hoặc pha thêm bột dược liệu khác như xạ hương, quế...

Xem thêm: kinh nghiệm của chúng tôi về phẫu thuật mở khí quản ở bệnh nhân covid 19 , tìm hiểu về mở khí quản và bộ mở khí quản , vệ sinh ống mở khí quản và các bộ phận liên quan ... 

A picture containing person, indoorDescription automatically generated

Phương pháp đốt cứu có tác dụng như thế nào?

Ngải cứu khi cháy hơ ấm lên cơ thể tạo cảm giác nóng dịu, đồng thời ngấm sâu vào trong da, tác động đến huyệt tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong điều trị tỏa ra mùi thơm đặc trưng

Sức nóng: sử dụng sức nóng (nhiệt) để trị liệu ngày nay rất phổ biến với nhiều cách khác nhau như bức xạ hồng ngoại (từ đèn hồng ngoại), chườm nóng bằng túi nước nóng, ngâm parafin, đông y cũng có phương pháp chườm thảo dược. Nhưng điểm khác của phương pháp đốt cứu với các phương pháp kể trên đó là hiệu quả sức nóng sẽ gia tăng gấp bội nếu tác động làm nóng lên một điểm chính xác rất nhỏ của cơ thể là huyệt đạo, có đặc tính trị bệnh, làm dịu đau đối với nhiều chứng bệnh khác nhau đã được người ta biết đến hàng ngàn năm qua. Tác dụng ở đây đến từ sự kết hợp của sức nóng và hiệu quả phản xạ trị liệu của châm cứu. Như vậy, việc sử dụng sức nóng tại một điểm chính xác gọi là huyệt thay vì sử dụng sức nóng trên một diện tích rộng như đèn hồng ngoại sẽ tăng cường tác dụng gấp nhiều lần.Theo các nguyên lý của thần kinh, những kích thích bên ngoài khi tới da đều được những dây thần kinh ở nơi bị kích thích đưa về não. Kích thích bởi nhiệt cũng vậy. Ngải cứu khi cháy đỏ tạo ra sức nóng từ 500 - 6000C, thuộc thành phần tia hồng ngoại trong dải quang phổ. Khi được giữ ở khoảng cách phù hợp bên trên làn da thì mồi ngải không tạo ra bất cứ cảm giác khó chịu nào, không để lại dấu vết gì trên da.

Y học cổ truyền coi hai phương pháp châm và cứu có tầm quan trọng ngang nhau. Châm thường sử dụng trong điều trị bệnh thuộc thực (mới bị bệnh), bệnh thuộc nhiệt (nóng); cứu thường sử dụng trong bệnh lý thuộc hư (bệnh đã lâu), bệnh thuộc hàn (lạnh). Theo học thuyết âm dương, nếu gọi châm là dương thì cứu là âm, cho nên cứu chịu nửa phần trách nhiệm trong việc trị bệnh. Từ thời thượng cổ, việc đốt cứu đã phát triển mạnh tại Á châu: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc, ấn độ, philippin….. và nhiều nước khác. Trong thời đại lịch sử xa xưa, việc trị bệnh bằng châm kim nhiều khi phải nhường bước cho việc trị bệnh bằng đốt cứu.

Các cách sử dụng của cứu

Cứu điếu ngải: ngải cứu được chế thành điếu hình trụ dài, khi đốt cháy một đầu, tay thầy thuốc cầm điếu ngải hơ trên huyệt đạo của người bệnh. Có 4 cách đốt điếu ngải- link chữa bệnh như sau:

Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần ra, đến mức nào người bệnh thấy nóng ấm và dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi vùng da được cứu hồng lên là được (thường 1  - 3 phút cho 1 huyệt và khoảng 15 -20 phút cho 1 lần điều trị). Khi cứu nên dùng ngón tay út, đặt lên da làm điểm tựa để cố định khoảng cách đầu điếu ngải với da. Cách cứu này dùng cho mọi chỉ định của cứu.

Cứu xoay tròn: đặt diếu ngải cách da 2cm khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi người bệnh thấy nóng đều vùng định cứu là được. Thường kéo dài khoảng 20 phút/ lần điều trị. Cách cứu này hay dùng để chữa các bệnh ngoài da.

Cuu dieu ngai lên xuống (cứu mổ cò): đưa đầu điếu ngải lại gần sát da (người bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu ngải xa ra, làm như thế nhiều lần, thường cứu trong khoảng 1-3 phút/ huyệt và 20 phút cho lần điều trị. Cách cứu này thường dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em.

Cứu mồi ngải:

Viên trên da: đặt viên ngải cứu hình chóp trên da và đốt trực tiếp, khi bệnh nhân cảm thấy nóng và ngải chưa cháy hết đến phần chân thì lấy ra, phần da hơi đỏ ửng lên là được, không để người bệnh bị phỏng. Thầy thuốc cần theo dõi sát người bệnh và lấy viên ngải ra đúng lúc.

Cách gừng, cách muối, cách tỏi: đặt một lát gừng hoặc rải một lớp muối, một lát tỏi lên da người bệnh rồi đặt mồi ngải lên trên. Mồi ngải cháy rạo ra sức nóng thấm qua muối, tỏi, gừng rồi mới tới da người bệnh. Phương pháp này an toàn hơn đặt viên ngải trực tiếp lên da. Thầy thuốc cần theo dõi sát người bệnh. Cứu cách gừng áp dụng cho bệnh lý ngoại cảm, khu phong tán hàn; cứu cách muối thường ôn trung tán hàn hoặc hồi dương cứu nghịch thường sử dụng ở rốn, cứu cách tỏi thuồng sử dụng ở vùng da bị viêm: khu phong, thanh nhiệt (tại chỗ).

Trên đuôi cây kim: sức nóng lan theo cây kim vào chính xác huyệt đạo, tác dụng tại huyệt đạo vừa do tác dụng của châm kim vừa do sức nóng của ngải cứu. Các bệnh đau nhức do phong thấp kinh niên (khu phong trừ thấp) và các chứng đau mạn khác như thoái hóa khớp rất hiệu quả sau vài lần điều trị.

Thời gian: thời gian cứu trên một huyệt đạo từ 1 - 3 phút; cứu 1 lần 15 - 20 phút. Cứu 1 - 2 lần/ngày, liệu trình 10 - 12 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Hầu như không có có hiện tượng bị lờn, nghiện đối với phương pháp cứu, cứu hỗ trợ cơ thể lập lại sự quân bình âm dương.

Một số trường hợp không nên cứu:

- Bệnh nhân sốt cao

- Thận trọng với vùng mặt vì lý do thẩm mỹ (có thể gây sẹo do phỏng), vùng bụng dưới hoặc tại vùng xương chậu của phụ nữ đang thai nghén. Một số huyệt đạo không nên cứu vì lý do gần sát động mạch quan trọng, huyệt gần mắt, vùng dễ để lại sẹo do vùng da thường xuyên co kéo như kheo chân, khuỷu tay...

                                                            Nguồn: Sưu tầm TS, BS Nguyễn thị Huệ

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

 

 

 

Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản
Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản

CHĂM SÓC MỞ KHÍ QUẢN VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ KHÍ QUẢN

(TRACHEOSTOMY) – Hướng dẫn cho điều dưỡng  

MỤC TIÊU :

  • Nêu được định nghĩa và lợi ích của mở khí quản
  • Chăm sóc được người bệnh có mở khí quản
  • Thực hành được kỹ thuật chăm sóc mở khí quản

 

MỞ KHÍ QUẢN

ĐẠI CƯƠNG

Mở khí quản là vết rạch ở khí quản tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da qua canule Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn  cho phép không khí đi qua khi có tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản, giúp việc cai máy thở (do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở), cho phép giúp thở nhân tạo dài ngày. Nơi mở thường ở đốt 2, 3, 4 vòng sụn khí quản. 

Xem thêm: kinh nghiệm của chúng tôi về phẫu thuật mở khí quản ở bệnh nhân covid 19 , tìm hiểu về mở khí quản và bộ mở khí quản , vệ sinh ống mở khí quản và các bộ phận liên quan ... 

TRƯỜNG HỢP MỞ KHÍ QUẢN

Tắc nghẽn hô hấp

Cấp cứu

Tắc nghẽn đường hô hấp trên do dị vật

Chấn thương hàm mặt

Người bệnh bị tổn thương do nội khí quản.

Chảy máu đường hô hấp trên.

Bỏng đường thở.

Chấn thương cổ và thanh quản: gây giập nát, phù nề.

Bệnh lý

Người bệnh tri giác xấu hơn, uốn ván, bạch hầu, bại liệt thể hành não u hạ họng, ngừng thở khi ngủ.

LỢI ÍCH

Mở khí quản giúp giảm được khoảng chết (#150 ml).

Giúp người bệnh thở dễ dàng hiệu quả

Dễ dàng lấy dị vật, hút đàm nhớt.

Lắp máy thở dễ dàng.

GIỚI THIỆU ỐNG MỞ KHÍ QUẢN

Canule  có 3 thành phần gồm:

Canule Internal : ống nằm trong.

Canule External : ống ngoài cùng.

Mandrain:  nòng

 Tai biến ngay sau khi đặt: chảy máu chân mo khi quan, sút ống trong những giờ đầu sau khi đặt, tắc nghẽn do đàm nhớt, tắc nghẽn do cục máu đông, tràn khí dưới da

Biến chứng: viêm phổi, nghẹt đàm, nhiễm trùng da chung quanh ống, sút ống, xẹp phổi, dò khí thực quản, hẹp khí quản.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ KHÍ QUẢN

NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Trước thủ thuật: điều dưỡng nhận định về hô hấp, tình trạng nghe, khả năng ngôn ngữ, khả năng viết của người bệnh để chọn lọc phương pháp giao tiếp sau khi mở khí quản. Nhận định tình trạng hiểu biết về thủ thuật, giao tiếp, và sự lo âu của người bệnh.

Sau thủ thuật:

  • Nhận định về tần số thở, nhịp điệu thở, thở sâu, kiểu thở
  • Nhận định sự di động của lồng ngực, tình trạng ho, số lượng và chất tiết qua mở khí quản, hút đàm. Nhận định khí máu động mạch PaO2, PaCO2, SaO2.
  • Kiểm tra vùng đặt canule về chảy máu, sưng nề, tràn khí dưới da quanh vùng cổ
  • Kiểm tra áp lực bóng chèn mỗi tua trực.
  • Kiểm tra nơi cột dây có quá chặt hay quá lỏng, nên để ngón tay số 2 dưới dây vừa khít là tốt.
  • Nghe phổi mỗi giờ hay trước và sau hút đàm để nhận định tình trạng thông khí của người bệnh. Nhận định tình trạng phát âm của người bệnh nếu họ nói được nghĩa là có tình trạng nghẹt ống.
  • Kiểm tra dò khí qua mở khí quản, kiểm tra băng thấm dịch hay máu, dấu hiệu nhiễm trùng, mủ, phù nề, nhiệt độ, bạch cầu, VS.
  • Nhận định tình trạng viêm phổi, rối loạn nhịp thở, dấu hiệu ho, đau ngực, mạch nhanh, dấu hiệu khó thở, tri giác, huyết áp.

CHẨN ĐOAN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG

Người bệnh mở khí quản có bóng chèn: có chỉ định trong thở máy và bảo vệ đường thở, giúp thông thương giữa đường thở trên và dưới, giúp chất tiết, thức ăn không lọt vào khí quản nhưng nó không tham gia giữ ống mở khí quản. Khi bơm bóng chèn sẽ kín sự thông thương giữa ống ngoài canula và thành khí quản. Áp lực trong bóng chèn không vượt quá 20cm H2O. Cần theo dõi tình trạng chèn ép thiếu máu nuôi tại thành khí quản.

Suy giảm khả năng trao đổi khí

Nguyên nhân

Hít máu vào đường thở, đàm nhớt ở vùng hầu họng, hít chất nôn ói

Tăng tiết đàm nhớt ở khí phế quản

Mất khả năng ho và hít thở sâu

Hạn chế giãn nở lồng ngực từ sự bất động

Do những nguyên nhân khác: béo phì, mất nước, viêm phổi, tràn khí

Can thiệp điều dưỡng

Ngay sau khi mở khí quản điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên. Nên hút 5-10 lần trong 3-4 giờ đầu. Lượng giá nồng độ oxy trong máu qua khí máu động mạch, SaO2. Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt như dấu hiệu khó thở, tím tái,… Nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Cần xác định tình trạng người bệnh có cần hút đàm không vì việc hút đàm thường xuyên trên người bệnh cũng có nhiều nguy cơ thiếu oxy, tăng kích thích cho người bệnh. Ghi chú về hút đàm, đáp ứng người bệnh, đánh giá chức năng lồng ngực và điều trị. Người bệnh luôn nằm trong tầm nhìn của điều dưỡng 24/24 giờ.

Hút đàm: nên cung cấp oxy trước khi hút. Ống hút nhỏ hơn canule.

Hút không quá 10 giây/lần (vì mỗi lần hút áp lực oxy giảm xuống 30mm Hg).

Ngưng hút ngay khi người bệnh có dấu hiệu suy giảm hô hấp, trong lúc hút cho người bệnh bị nghẹt đàm mà có dấu hiệu thiếu oxy thì điều dưỡng cung cấp oxy ngay khi hút bằng 5 hơi dài qua bóp bóng oxy ẩm.

Cung cấp oxy cho người bệnh:bằngoxy ẩm, ấm, tránh biến chứng khô phổi, xẹp phổi. Duy trì đủ độ ẩm để loãng đàm giúp hút đàm dễ dàng, nếu cần thì bơm vào canule 5-10 ml nước muối sinh lý trước khi hút đàm.

Nên cho người bệnh tập vật lý trị liệu lồng ngực tùy theo tình trạng người bệnh và lý do mở khí quản. Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quãng nên dùng canule có bóng chèn. Thường áp lực bóng chèn không quá 25cm H2O hay 20mmHg. Cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên. Cung cấp đủ nước cho người bệnh. Duy trì nhiệt độ bình thường. Cung cấp đủ oxy cho người bệnh.

Tình trạng nhiễm trùng phổi do lỗ mở khí quản ra da

Nguyên nhân: do hút đàm không đảm bảo vô khuẩn, viêm nhiễm chung quanh chân da dưới ống mở khí quản do ẩm ướt, do thay băng không vô khuẩn, do quá nhiều đàm nhớt.

Can thiệp điều dưỡng: theo dõi dấu chứng sinh tồn, nhận định màu sắc đàm, theo dõi choáng, chảy máu, suy hô hấp, biến chứng của mở khí quản. Lượng giá vết thương trong suốt mỗi phiên trực, và ghi hồ sơ cẩn thận về chảy máu, mủ, tình trạng mô chung quanh, quan sát da dưới canule. Chăm sóc canule mỗi khi ẩm ướt hay mỗi phiên trực, rửa vết thương khi ẩm ướt, rửa nòng trong mỗi 4 giờ. Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm.

Chăm sóc sau khi đặt: quan sát chảy máu hay mạch đập ở canule. Tránh dùng bình phun, bột phấn, che gạc hoặc giấy mỏng có chứa cotton tránh người bệnh hít ngoại vật vào đường thở. Cẩn thận khi cạo râu hay cắt tóc cho người bệnh tránh lông tóc rớt vào khí quản. Gạc dùng che chân mở khí quản nên cắt trước hay dùng gạc không bị tưa chỉ.

Nguy cơ sút canule do sút dây cố định

Cột dây có gút, độ căng của gút vừa đủ để được 2 ngón tay cách giữa da và dây cột. Tránh để nút cột ở vùng động mạch cảnh hay gáy người bệnh. Quan sát da có bị dị ứng dây, dấu dây tì đè vào cổ. Lưu ý là khi thay dây cột cần cột an toàn dây mới trước khi cắt dây cũ.

Trong trường hợp sút canule: điều dưỡng nên kêu gọi người đến giúp nhưng đồng thời dùng kềm banh rộng lỗ mở, cho thở oxy hỗ trợ trước khi có người đến đặt lại canule mới.

Lo lắng do không giao tiếp bằng lời, do sợ lỗ mở trên cổ

Lượng giá mức độ lo lắng người bệnh, giải thích cách hút đàm tạo sự tự tin cho người bệnh. Do người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho người bệnh các dụng cụ giao tiếp: giấy, bút, phấn, bảng, chuông gọi. Có thể giao tiếp qua dấu hiệu, người bệnh cần được học tập điệu bộ trước mổ.

Chăm sóc hồi phục: hướng dẫn người bệnh dùng tay che canule để nói nhưng cẩn thận không thực hiện với những người bệnh nặng, khó thở.

Nguy cơ suy dinh dưỡng do khó nuốt

Phát hiện sớm dau mất nước, suy dinh dưỡng. Truyền dịch hay ăn qua ống thông dạ dày hay bằng miệng. Theo dõi cân nặng người bệnh mỗi ngày và lượng nước xuất nhập.

Nếu ăn qua ống thông dạ dày nên bơm bóng chèn trước khi ăn và xả bóng sau khi ăn 15 phút. Người bệnh phải nằm đầu cao khi ăn và giữ tư thế đó sau khi ăn 30 phút. Nếu người bệnh nặng, hôn mê nên cho thức ăn nhỏ giọt qua sonde.

Chăm sóc hồi phục: đánh giá khả năng nuốt. Kiểm soát và cung cấp dinh dưỡng đủ cho người bệnh, để giúp người bệnh ngon miệng nên cho người bệnh ngửi, nhìn, nếm thức ăn trước khi ăn. Cho người bệnh uống nhiều nước giúp loãng đàm.

Quản lý khi người bệnh xuất viện

Phải hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc ống mở khí quản tại nhà gồm: thay băng, hút đàm, thay nòng trong, thay dây, ăn qua sonde dạ dày. Người bệnh phải biết nơi mua ống mở khí quản và nơi trở lại thăm khám.

Tập cho người bệnh trước khi rút ong mo khi quan

Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tham gia tự thở qua mũi. Đầu tiên nên cho người bệnh che ống mở khí quản 5-20 phút tùy thuộc vào tình trạng hô hấp, tự tin của người bệnh. Sau đó tăng dần thời gian cho người bệnh thích nghi và giảm lo sợ, theo dõi tình trạng oxy máu người bệnh.

Chuẩn bị rút canule

Lượng giá khả năng thở, hiệu quả ho, phản xạ nuốt của người bệnh.

Phúc trình bất kỳ triệu chứng bất thường của bệnh cho thầy thuốc.

Che lại lỗ mở khí quản và gia tăng thời gian che ống. Hướng dẫn người bệnh cách thở hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi che lỗ mở khí quản lại, cách khạc đàm, cách ho. Cung cấp thông tin cho người bệnh: sau khi rút người bệnh sẽ được băng kín vết thương nơi lỗ mở khí quản, nhưng nếu người bệnh có khó thở hay nhiều đàm nhớt thì vẫn có thể mở ra để thở. Người bệnh sẽ lành vết thương sau 1-2 tuần nếu chăm sóc và dinh dưỡng tốt. Kiểm tra lại và chắc chắn người bệnh thực hành được chăm sóc và an tâm sau khi rút.

Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu hô hấp, hút đàm nhớt thật kỹ, tháo dây cố định an toàn, rút canule nhanh. Có thể hút đàm qua lỗ mở, cho người bệnh thở oxy, nằm tư thế Fowler hay ngồi dậy. Công tác tư tưởng cho người bệnh như hướng dẫn người bệnh thở đều không hoảng sợ. Theo dõi hô hấp người bệnh sau rút 3-6 giờ. Theo dõi sát hô hấp cho đến khi người bệnh tự thở đều và không còn dấu hiệu khó thở, mức độ tăng tiết đàm nhớt, đánh giá lại tâm lý người bệnh, nên có mặt thường xuyên bên cạnh người bệnh để người bệnh không lo lắng, vì yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến hô hấp người bệnh. Băng lại lỗ mở, kiểm tra và thay băng mỗi ngày, quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng. Có thể thực hiện cho người bệnh thở oxy qua mũi. Điều dưỡng và nhân viên y tế thăm khám người bệnh lại.

BIẾN CHỨNG

Tắc nghẽn đường thở: do cục máu đông trong những giờ đầu sau mổ, trong giai đoạn này điều dưỡng hút đàm mỗi 5-10 phút/lần để tránh máu cục làm tắc nghẽn đường thở.

Chảy máu: nên quan sát và thăm khám để phát hiện chảy máu, thường có nguy cơ chảy máu trong những giờ đầu sau mổ. Theo dõi số lượng máu chảy và báo bác sĩ .

Tắc nghẽn đường thở do đàm nhớt: hút đàm nhớt thường xuyên, nên nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Vật lý trị liệu giúp tống xuất đàm nhớt dễ dàng.

Tràn khí dưới da: theo dõi khó thở, da phù nề, tiếng nổ dưới da khi thăm khám, người bệnh đau, theo dõi hô hấp và thực hiện phụ bác sĩ dẫn lưu khí.

Nhiễm trùng chân mở khí quản: nhận thấy vùng chung quanh chân nơi mở khí quản đỏ, sưng, đau phù nề, tiết dịch. Điều dưỡng rửa sạch vết thương và thay băng khi ẩm ướt, cấy mủ, thực hiện kháng sinh, theo dõi viêm phổi.

Viêm phổi: hút đàm, bảo đảm hệ thống hút đàm vô trùng, hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thay định kỳ ống mở khí quản hay khi ống bị nghẹt. Nghe phổi mỗi 2 giờ, theo dõi nhiệt độ người bệnh thường xuyên.

Dò khí thực quản: phòng ngừa bằng cách theo dõi áp lực bóng chèn, thay ống mở khí quản định kỳ. Biểu hiện dò nơi mở khí quản là người bệnh ăn sặc, thở khó.

Hẹp khí quản: thường xuất hiện ở người bệnh đặt canule lâu ngày, sẹo co sau khi rút ống mở khí quản ở trẻ em. Biểu hiện người bệnh thở khó, nói khó, thở có tiếng rít.

TAI BIẾN

Sút ống: nếu xảy ra trong 2-3 ngày đầu sau đặt thì rất nguy hiểm vì lỗ mở chưa tạo đường hầm. Nên khi người bệnh hít vào thì vết thương khít lại không cho không khí vào nhưng khi thở ra thì vết thương mở ra nên người bệnh thở rít, cố gắng thở. Trường hợp trên điều dưỡng dùng kềm banh rộng vết thương nơi mở khí quản, cho thở oxy, kêu người đến giúp. Chuẩn bị bộ mở khí quản và phụ giúp bác sĩ đặt lại mở khí quản. Theo dõi sát hô hấp sau khi đặt lại.

Nguồn: http://www.dieuduonghbu.com

Thông tin dành cho Điều dưỡng và người có chuyên môn

Đối với người nhà bệnh nhân tham khảo hướng dẫn chăm sóc tại nhà tại
http://meplus.vn/profile/QA    

https://merinco.com.vn/blogs/huong-dan-su-dung-san-pham/cac-cau-hoi-thuong-gap-doi-voi-benh-nhan-mo-khi-quan

 

Trung Quốc tăng cường kiểm tra biên giới trong bối cảnh bùng phát COVID Trung Quốc tăng cường kiểm tra biên giới trong bối cảnh bùng phát COVID
Trung Quốc tăng cường kiểm tra biên giới trong bối cảnh bùng phát COVID

Trung Quốc tăng cường kiểm tra biên giới trong bối cảnh bùng phát COVID

A person with luggage in an airportDescription automatically generated with low confidence

Trung Quốc đã báo cáo hơn 700 trường hợp COVID lây truyền tại địa phương với các triệu chứng được xác nhận kể từ giữa tháng 10 [FILE: Alex Plavevski / EPA-EFE] (EPA)

Xem thêm: kinh nghiệm của chúng tôi về phẫu thuật mở khí quản ở bệnh nhân covid 19 , tìm hiểu về mở khí quản và bộ mở khí quản , vệ sinh ống mở khí quản và các bộ phận liên quan ... 

Trung Quốc đang cảnh giác cao độ tại các cảng của mình khi các chính sách nghiêm ngặt về việc đi lại trong và ngoài nước được thực thi để giảm nguy cơ COVID-19 trong bối cảnh đợt bùng phát trong nước mới bùng phát, chưa đầy 100 ngày kể từ khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh khai mạc.

Cơ quan Quản lý Di trú Quốc gia (NIA) hôm thứ Năm cho biết họ sẽ tiếp tục hướng dẫn công dân không ra nước ngoài vì những lý do không khẩn cấp và không thiết yếu.

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

Hướng dẫn chăm sóc Sức khỏe Tại nhà Hướng dẫn chăm sóc Sức khỏe Tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc Sức khỏe Tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc Sức khỏe Tại nhà

Chăm sóc Ống thông Foley

Hiểu được nguyên tắc Chăm sóc Ống thông Foley là rất cần thiết . Đôi khi chấn thương và bệnh tật khiến bạn khó hoặc không thể tự đi tiểu được. Vì lý do này, bạn phải đặt một ống dẫn lưu nước tiểu ( ống thông foley) tại nhà. Ống thông niệu đạo này nằm trong bàng quang của bạn và thoát nước tiểu vào một túi. Điều quan trọng là phải biết cách chăm sóc Ống thông Foley của bạn. Chăm sóc tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Xem thêm : tiến bộ công nghệ trong ống nội khí quản ngăn ngừa sự thoát dịch rỉ, cách thay ống mở khí quản , mở khí quản và ống cho ăn .... 

Chăm sóc ống thông Foley cơ bản.

Dưới đây là một số mẹo quan trọng:

1) Đảm bảo bạn rửa tay trước khi chạm vào ống thông.

2) Luôn giữ cho túi thoát nước và ống dẫn lưu ở dưới mức bàng quang của bạn.

3) Không để ống của bạn vòng qua thanh vịn giường, chân của bạn hoặc trên sàn nhà. Đảm bảo rằng ống thông không bị gấp khúc dưới chân của bạn.

4) Uống nhiều nước mỗi ngày - 8-10 cốc nước hoặc chất lỏng. Nếu Hãy hỏi bác sĩ của bạn bạn nên uống bao nhiêu. Một số người có thể bị giới hạn về số lượng nước  họ có

thể uống.

 DiagramDescription automatically generated

Bạn cần phải rửa ống thông foley của mình nếu nó bị tắc.

1) Chuẩn bị một ống tiêm với 60 cc dung dịch muối vô trùng.

2) Kết nối ống tiêm với cổng trên ống thông.

3) Đẩy chất lỏng vào ống thông.

4) Nếu bạn không thể đẩy chất lỏng vào, hãy điều chỉnh ống thông của bạn và thử lại.

5) Nếu bạn vẫn gặp khó khăn, hãy gọi cho y tá hoặc bác sĩ của bạn.

Thay túi đựng nước tiểu.

Bạn có thể thay túi đựng nước tiểu mỗi tuần một lần. Bạn có thể sử dụng lại túi này nếu bạn làm sạch nó:

1) Sử dụng dung dịch gồm 1/2 giấm và 1/2 nước.

2) Rửa sạch túi bằng dung dịch.

3) Để túi khô trong không khí.

Thay ống thông tiểu của bạn.

Khi đặt ống thông tiểu, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang có thể nghiêm trọng. Vì lý do này, điều quan trọng là phải hết sức chú ý và chăm sóc ống thông của bạn.

Luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bạn.

Nếu ong thong foley bị tuột ra ngoài, bạn phải vệ sinh cẩn thận cả hai đầu cuẩ ống thông . Dùng cồn để làm sạch đầu ống . Sau đó, đặt ống  trở lại bầng quang.

Có thể có những lúc bạn cần thay ống thông. Để kiểm tra xem có cần thay ống thông của bạn hay không:

1) Cuộn ống thông giữa ngón tay cái và ngón trỏ của bạn.

2) Nếu ống thông cảm thấy “sạn” – có lắng cặn trong lòng ống , hãy thay ống thông của bạn. Hầu hết bệnh nhân có thể sử dụng ống thông 18Fr, 5 ml.

 

Khi bạn thay ống thông, hãy nhớ những điều sau:

1) Chỉ sử dụng nước cất để bơm phồng quả bóng.

2) Không bao giờ sử dụng dung dịch nước muối thông thường để bơm bóng.

3) Một quả bóng 5ml có thể được bơm căng max đến 30ml.

Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây:

• Nếu bạn bị sốt cao hơn 38 độ C.

• Nếu bạn bị đau ở lưng dưới hoặc bụng.

• Nếu nước tiểu của bạn có màu đục.

• Nếu nước tiểu của bạn bắt đầu có mùi hôi.

• Nếu có máu trong nước tiểu của bạn.

• Nếu bạn có bất kỳ dịch tiết, hoặc chất lỏng bất thường, đến từ lỗ tiểu của bạn (nước tiểu).

 

Đổ sạch nước tiểu của bạn

Bác sĩ sẽ cho bạn biết tần suất làm rỗng ống thông của bạn. Đảm bảo đo và theo dõi  lượng nước tiểu bạn thoát ra. Hãy ghi lại những số tiền này trong một cuốn sổ.

Liên hệ đơn vị phân phối các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Công ty TNHH thương mại quốc tế MERINCO

Văn phòng giao dịch: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà nội.

ĐT : 02437765118

Email: merinco.sales@gmail.com

WEBSITE: www.merinco.vn / www.meplus.vn / merinco.com.vn

 

 

Hiển thị: 37 đến 48 trên tổng số 130 sản phẩm
>