Hiển thị
trên 1 trang
Ưu điểm và nhược điểm của găng tay robot phục hồi chức năng Ưu điểm và nhược điểm của găng tay robot phục hồi chức năng
Ưu điểm và nhược điểm của găng tay robot phục hồi chức năng

Găng tay robot phục hồi chức năng hiện khá phổ biến và được nhiều người liệt tay lựa chọn sử dụng. Chắc không phải ai cũng biết, tay, nhất là các ngón tay là bộ phận mất nhiều thời gian để phục hồi nhất. Việc sử dụng găng tay vật lý trị liệu thụ động tạm thời cho bộ phận này, được xem là nền tảng quan trọng để người bệnh phục hồi cảm giác bàn tay và thực hiện các thao tác phức tạp về sau. 

Ưu điểm của găng tay robot phục hồi chức năng

Thiết kế gọn nhẹ

Bộ máy tập tay tự động rất nhỏ gọn, bao gồm 1 máy chính điều khiển, 1 găng tay dành cho bàn tay cần điều trị, 1 găng tay gương dành tay bình thường (có thể có hoặc không) và phụ kiện sạc máy đi kèm. Trong đó, găng tay robot cũng có trọng lượng tương đương với găng tay thông thường nên khi đeo sử dụng rất thoải mái và dễ chịu.

Găng tay robot có size từ nhỏ đến lớn để người sử dụng chọn kích thước phù hợp với đặc điểm cá nhân.

Dễ sử dụng

Việc điều khiển các chương trình luyện tập chỉ cần qua một vài nút bấm hiển thị trực quan trên thân máy, người sử dụng có thể dễ dàng chọn lựa chức năng luyện tập thụ động hoặc chủ động, tập trung vào toàn bộ bàn tay hoặc từng ngón riêng lẻ,... 

 

Găng tay robot phục hồi chức năng bàn ngón tay Timelock

Tính an toàn cao

Găng tay robot vật lý trị liệu ứng dụng tính chất xả nén khí liên tục trong ống dẫn nên có thể đeo được trong khoảng thời gian khá lâu trong mỗi buổi tập mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy nên, nếu người dùng tập quá thời gian một chút, có thể là hơn 60 phút ở mỗi tay thì vẫn đảm bảo không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến xương, khớp hoặc cơ của người tập luyện. Tuy nhiên, thời gian đeo găng tay luyện tập là 30-45 phút cho mỗi bàn tay/ngày, còn nếu tập riêng cho từng ngón tay thì chỉ cần khoảng 10-20 phút cho mỗi ngón.

Phòng ngừa và giảm cứng khớp ngón tay

Ngoài phục hồi vận động ngón tay cho người bị liệt hay bị yếu trong việc kiểm soát hoạt động tay, găng tay robot còn giúp phòng ngừa hoặc tránh tình trạng tái đi tái lại chứng cơ cứng khớp ở các ngón tay. Thường xuyên sử dụng máy tập tay tự động sẽ duy trì và kích thích các cử động, cử chỉ của ngón tay linh hoạt hơn với biên rộng hơn. Lợi ích này sẽ thích hợp với những gia đình có người lớn tuổi hoặc có thành viên trong nhà hay gặp tình trạng tê buốt bàn tay, các ngón tay đau nhức hay bị căng cứng do sinh hoạt hoặc sau chấn thương.

Cải thiện vận động tay ở người già

Người cao tuổi từ 55 trở đi đã xuất hiện các dấu hiệu của triệu chứng thoái hóa khớp và tình trạng sẽ nặng dần khi bước qua giai đoạn sau 65 tuổi. Trong đó, hiện tượng thoái hóa khớp ngón tay cũng rất phổ biến khiến người già mất sức trong việc cầm nắm, cử động bị hạn chế và thậm chí là cảm thấy đau nhức. Trong trường hợp này, găng tay robot tập phục hồi có tác dụng hữu hiệu như một loại máy tập luyện giúp người cao tuổi duy trì được sức cầm nắm của cơ tay, giảm các triệu chứng thoái hóa khớp và tăng khả năng hoạt động của bàn tay được thoải mái, dễ chịu hơn.

Chuyển động dễ dàng, thoải mái

Hiện nay những thiết bị găng tay robot tập trị liệu ngày càng được cải tiến về chất liệu cũng như thiết kế để ngày càng thoải mái và thân thiện hơn với người dùng vì vậy khả năng chuyển động cũng được cải thiện đáng kể. Đồng thời, bao tay vật lý trị liệu ứng dụng công nghệ xả nén khí cũng tạo nên những mô phỏng cử động như cầm, nắm, duỗi, co dãn của bàn tay rất tự nhiên và dễ chịu, không tạo áp lực lớn lên các ngón tay trong quá trình tập.

Nhược điểm của găng tay robot phục hồi chức năng

Cũng như bất kỳ một thiết bị tập luyện nào khác, găng tay robot phục hồi chức năng vẫn có một số điểm hạn chế nhất định bên cạnh những lợi thế lớn về hiệu quả hay tính an toàn tổng thể của sản phẩm.

Cải thiện chức năng cầm nắm, thả chậm

Găng tay robot đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu của quá trình trị liệu phục hồi chức năng bàn ngón tay. Đây là thời điểm các cơ ngón tay rất yếu nên cần đến sự can thiệp kích hoạt thụ động của găng tay để bàn tay ngày một cải thiện dần hơn. Nhưng đến các giai đoạn sau khi bệnh nhân đã cơ bản tự cầm nắm vật nhẹ thì đến lúc cần học cách kiểm soát nắm hoặc thả, sử dụng lực nhiều hay ít tùy vào khối lượng vật cầm trong tay. Thế nên để cải thiện về điểm này thì người bệnh nên chuyển sang các bài tập vật lý trị liệu chủ động sẽ có kết quả tốt hơn.

Khó có thể tự tháo găng tay sau khi sử dụng

Yếu điểm này càng lộ rõ với những người bị suy yếu chức năng bàn tay phải, người dùng khó khăn hơn khi tự tháo lắp găng tay khi tập. Mặc dù thao tác không quá nhiều bước nhưng nếu có người thân hỗ trợ trong thời gian đầu khi mới tập thì sẽ thuận lợi hơn cho bệnh nhân, nhất là ở giai đoạn lực tay của họ còn rất yếu nên vô cùng cần đến người bên cạnh. Vấn đế này thực tế cũng không quá lớn, trừ khi bệnh nhân bị suy yếu cả 2 bàn tay, còn lại thì sau quá trình tập phục hồi chắc chắn bệnh nhân cũng sẽ quen dần và thành thạo với thao tác tháo lắp găng tay.

Vùng tập luyện giới hạn

Như đúng tên gọi, găng tay tập phục hồi chỉ đơn giản là chiếc máy tập tay tự động hỗ trợ tối đa trong các chuyển động từ cổ tay cho đến các ngón tay. Nếu bạn tìm kiếm một thiết bị đa năng hơn có phạm vi sử dụng nhiều hơn, đa dạng tính năng hơn thì găng tay robot phục hồi chức năng này chưa phải là thiết bị phù hợp.

Chuẩn bị cho phẫu thuật hậu môn nhân tạo như thế nào? Chuẩn bị cho phẫu thuật hậu môn nhân tạo như thế nào?
Chuẩn bị cho phẫu thuật hậu môn nhân tạo như thế nào?

Cần chuẩn bị gì cho phẫu thuật hậu môn nhân tạo?

Trước khi phẫu thuật, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về các lựa chọn phẫu thuật và cách chăm sóc sau mổ. Ngoài ra, trước hoặc hẫu phẫu, bạn có thể tham gia vào một nhóm hỗ trợ bệnh nhân mở hậu môn nhân tạo hoặc gặp gỡ người đã từng trải qua cuộc phẫy thuật này, từ đó sẽ giúp bạn nhanh thích nghi hơn với cuộc sống có hậu môn nhân tạo.

Nếu phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo không phải là cấp cứu, đội ngũ y tế sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và thuốc men trước khi phẫu thuật. Hãy tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn và đừng ngại ngần liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào.

Quá trình thực hiện phẫu thuật hậu môn nhân tạo

Tùy thuộc vào lý do bạn cần phẫu thuật hậu môn nhân tạo, bác sĩ sẽ thực hiện ở một trong bốn phần của đại tràng: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống hoặc đại tràng sigma.

Hậu môn nhân tạo đại tràng

  • Hậu môn nhân tạo đại tràng ngang. Phẫu thuật này được thực hiện ở phần giữa của đại tràng với lỗ thông nằm ngang ở vùng bụng trên. Đây thường là phẫu thuật tạm thời, được chỉ định trong các trường hợp viêm túi thừa, bệnh viêm ruột, ung thư, tắc nghẽn, chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp này, phân sẽ được thải qua lỗ thông trước khi đến đại tràng xuống. Lỗ thông có thể có một hoặc hai lỗ: một lỗ để thải phân và một lỗ để bài tiết chất nhầy từ phần đại tràng còn lại. Nếu chỉ có một lỗ thông thì chất nhầy sẽ được thải qua hậu môn thật.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng lên. Phẫu thuật này được thực hiện ở phía bên phải bụng, chỉ để lại một phần nhỏ của đại tràng hoạt động. Loại phẫu thuật này thường chỉ thực hiện khi có tắc nghẽn hoặc bệnh lý nghiêm trọng ngăn cản việc thực hiện mở hậu môn nhân tạo ở các phần tiếp theo của đại tràng.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng xuống. Phẫu thuật này được thực hiện ở phía dưới bên trái của bụng.
  • Hậu môn nhân tạo đại tràng sigma. Đây là loại phẫu thuật phổ biến nhất, được thực hiện ở vị trí thấp hơn một chút so với phẫu thuật hậu môn nhân tạo đại tràng xuống.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo?

Sau phẫu thuật, bạn có thể bắt đầu uống nước đá trong ngày đầu tiên. Ngày hôm sau, bạn có thể sẽ được cho uống chất lỏng trong suốt. Nhiều người có thể ăn uống bình thường trong vòng 2 ngày sau phẫu thuật.

Hậu môn nhân tạo bình thường sẽ ẩm và có màu hồng hoặc đỏ. Mới đầu hậu môn nhân tạo có thể trông đỏ sẫm và bị sưng, thậm chí có vết bầm tím. Nhưng đừng quá lo lắng, vì sau vài tuần, màu sắc sẽ nhạt dần và vết bầm tím sẽ biến mất.

Băng hoặc túi hậu môn nhân tạo trong suốt ngay sau phẫu thuật có thể sẽ không phải là loại mà bạn sẽ sử dụng khi về nhà. Hậu môn nhân tạo sẽ thải phân từ đại tràng vào túi hậu môn nhân tạo và phân có thể lỏng hơn so với trước khi phẫu thuật. Độ đặc của phân sẽ phụ thuộc vào loại hậu môn nhân tạo và phần đại tràng còn hoạt động.

Tại bệnh viện

Phẫu thuật hậu môn nhân tạo yêu cầu nằm viện từ 3 ngày đến một tuần, tùy vào lý do thực hiện. Nếu phẫu thuật là cấp cứu thì thời gian nằm viện có thể kéo dài hơn. Trong suốt thời gian này, bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc hậu môn nhân tạocách sử dụng túi hậu môn nhân tạo.

Y tá sẽ chỉ bạn cách làm sạch hậu môn nhân tạo bằng nước ấm sau khi về nhà. Hãy nhẹ nhàng lau khô hoặc để khô tự nhiên. Một chút máu là điều bình thường trong quá trình vệ sinh. 

Dành thời gian ở bệnh viện để làm quen với việc chăm sóc và sử dụng các phụ kiện hậu môn nhân tạo. Với hậu môn nhân tạo đại tràng lên hoặc ngang, bạn sẽ cần đeo túi hậu môn nhân tạo nhẹ và có thể tháo rời được. Có nhiều dòng túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh có thêm vật liệu chống mùi nhưng với mức giá mềm như Mepro, Ostomy Care...

Trường hợp hậu môn nhân tạo đại tràng xuống hoặc đại tràng sigma có thể học cách dự đoán khi nào sẽ đi ngoài và chỉ đeo túi khi cần. Bạn cũng có thể học cách kích thích nhu động ruột để kiểm soát việc đi vệ sinh.

Trước khi ra viện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc y tá chăm sóc để chọn loại túi hậu môn nhân tạo phù hợp với bạn. Loại túi phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại hậu môn nhân tạo, chiều dài của nó, hình dáng bụng và cân nặng của bạn.

Tại nhà

Da xung quanh hậu môn nhân tạo sẽ tương tự như những phần da còn lại của bụng. Tuy nhiên, do phải tiếp xúc với phân, đặc biệt là phân lỏng thì da dễ bị kích ứng hơn. Dưới đây là một số mẹo giúp bảo vệ làn da của bạn:

  • Đảm bảo túi và đế dán có kích thước phù hợp.
  • Thay túi khi đầy khoảng 1/3 để tránh rò rỉ và kích ứng da. Đừng đợi cho đến khi da ngứa hoặc rát.
  • Tháo túi nhẹ nhàng thay vì dựt mạnh.
  • Sử dụng bột chống loét (hoặc kem bảo vệ da) nếu da bị kích ứng mặc dù đã áp dụng các biện pháp trên.

Chuẩn bị cho phẫu thuật hậu môn nhân tạo như thế nào?

Túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh Mepro dính chắc chắn kèm bộ lọc khử mùi thoát khí hiệu quả

 

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng sau:

  • Cơn co thắt kéo dài hơn 2 giờ
  • Hậu môn nhân tạo bị tắc hoặc xẹp
  • Hậu môn nhân tạo chảy máu nhiều hoặc có lượng máu vừa phải trong túi (lưu ý ăn củ cải đường có thể khiến phân có màu đỏ)
  • Vết thương hoặc rách nghiêm trọng lỗ thông hậu môn nhân tạo
  • Kích ứng da kéo dài
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục
  • Mùi hôi bất thường kéo dài hơn một tuần
  • Thay đổi kích thước hoặc màu sắc của lỗ hậu môn nhân tạo
  • Hậu môn nhân tạo bị tắc hoặc phồng lên
  • Phân lỏng trong hơn 5 giờ
  • Không thể đeo túi trong 2 - 3 ngày mà không bị rò rỉ
  • Bất kỳ điều gì bất thường khiến bạn lo lắng

Một nguyên tắc đơn giản là nên xả túi khi đầy khảng 1/3 đến 1/2 và cần thay túi trước khi nó bị rò rỉ. Các hệ thống túi hậu môn nhân tạo có thể sử dụng từ 1 ngày đến 1 tuần tùy loại, vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi nhà cung cấp thiết bị y tế cho bạn. 

Mở hậu môn nhân tạo là một sự thay đổi lớn trong cuộc sống và cần một thời gian để làm quen. Dù bạn có thể cảm nhận và nhìn thấy túi hậu môn nhân tạo trên cơ thể mình, nhưng không phải ai cũng để ý đến nó. Bạn không cần phải giải thích về hậu môn nhân tạo cho với mọi người, mà chỉ cần chia sẻ những gì bạn muốn.

Đối với một số người và các thành viên trong gia đình, hậu môn nhân tạo có thể gây lo âu, trầm cảm hoặc các vấn đề về lòng tự trọng. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi, hãy yêu cầu sự hỗ trợ tâm lý. Một lời giải thích đơn giản có thể chỉ là bạn đã trải qua phẫu thuật bụng. Ngoài ra, có thể cân nhắc tham gia vào một nhóm hỗ trợ để giúp bạn dễ dàng thích nghi hơn.

Tham khảo nguồn Johns Hopkins University

Tại sao vớ y khoa Cody hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả? Tại sao vớ y khoa Cody hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả?
Tại sao vớ y khoa Cody hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả?

Vớ y khoa giãn tĩnh mạch Cody hoạt động như thế nào?

Vớ giãn tĩnh mạch Cody ứng dụng công nghệ tiên tiến với chất liệu sợi dệt cao cấp mềm mại, thoáng khí và co giãn tốt nhưng vẫn đảm bảo áp lực chính xác chuẩn y khoa. Thiết kế ôm sát chân và phân bổ áp lực giảm dần từ cổ chân lên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm ứ đọng tĩnh mạch và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như huyết khối hay loét tĩnh mạch chân. Nhờ cơ chế này, Cody không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch mà còn mang lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho đôi chân suốt cả ngày.

Vớ giãn tĩnh mạch Cody đa dạng kích cỡ phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Tại sao vớ y khoa Cody hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả?
Vớ giãn tĩnh mạch Cody áp lực chuẩn y khoa hỗ trợ điều trị hiệu quả

 

Lợi ích khi sử dụng vớ giãn tĩnh mạch Cody

  • Tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn tình trạng máu ứ đọng trong tĩnh mạch.
  • Hỗ trợ thành tĩnh mạch hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch bị giãn nặng hơn.
  • Hạn chế hình thành cục máu đông - nguyên nhân gây huyết khối và nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Giảm đau nhức, sưng phù, nặng chân, mỏi chân, mang lại cảm giác thoải mái khi vận động.
  • Phòng ngừa biến chứng loét da và các vấn đề về tĩnh mạch khác.

Ai nên sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch Cody?

  • Người bị suy giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch nổi, chuột rút ban đêm.
  • Người phải đứng hoặc ngồi lâu như y bác sĩ, giáo viên, nhân viên văn phòng, công nhân, tiếp viên hàng không...
  • Người thường xuyên di chuyển bằng máy bay, xe khách đường dài.
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
  • Người sau phẫu thuật cần hỗ trợ lưu thông máu.

Hướng dẫn sử dụng vớ giãn tĩnh mạch Cody

  • Đeo vớ vào buổi sáng, khi chân chưa bị sưng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không gập phần trên của vớ, tránh làm tăng áp lực tĩnh mạch.
  • Nếu có cảm giác khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
  • Bảo quản đúng cách: Giặt nhẹ nhàng bằng tay hoặc máy giặt với nước ấm, không dùng chất tẩy mạnh.

Mua vớ y khoa giãn tĩnh mạch Cody ở đâu?

Sản phẩm Vớ giãn tĩnh mạch Cody hiện đang được phân phối chính hãng bởi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO, cam kết chất lượng tốt nhất với giá hợp lý. Đặt hàng trực tuyến ngay tại website merinco.com.vn để bảo vệ đôi chân khỏe mạnh!

Hệ thống túi hậu môn nhân tạo hai mảnh có những lựa chọn nào? Hệ thống túi hậu môn nhân tạo hai mảnh có những lựa chọn nào?
Hệ thống túi hậu môn nhân tạo hai mảnh có những lựa chọn nào?

Dưới đây là các lựa chọn túi và đế dán phổ biến giúp bạn chọn được loại phù hợp nhất:

Đế bằng hay đế lồi

Kiểm tra xem lỗ hậu môn nhân tạo của bạn có lồi ra khỏi bề mặt da hay không. Nếu có, đế dán bằng là lựa chọn tốt nhất. 

Ngược lại, đế lồi hậu môn nhân tạo phù hợp hơn với hậu môn nhân tạo bằng da hoặc thụt dưới da vì nó ôm sát và tạo độ cong nhẹ trên da, giúp bám chắc hơn.

Đế cắt sẵn hoặc đế có vòng cắt

Đế cắt sẵn tiện lợi và dễ sử dụng vì không cần phải điều chỉnh thêm. 

Tuy nhiên, nếu hậu môn nhân tạo của bạn còn mới và kích thước vẫn đang thay đổi thì đế dán có vòng cắt sẽ giúp bạn điều chỉnh dễ dàng hơn.

Túi đục hoặc túi trong suốt

Túi hậu môn nhân tạo loại đục (thường có màu be) mang lại sự kín đáo, giúp che chất thải bên trong túi. 

Tuy nhiên, nếu cần quan sát thường xuyên để theo dõi tình trạng chất thải, thì túi hậu môn nhân tạo trong suốt sẽ là lựa chọn phù hợp.

Túi mini hoặc túi cỡ tiêu chuẩn

So với túi cỡ tiêu chuẩn, phiên bản mini nhỏ gọn và nhẹ hơn, mang lại sự thoải mái và kín đáo hơn. Loại túi này phù hợp với những người có lối sống năng động vì có thể bơi, chạy hoặc quan hệ tình dục.

Túi có lỗ xả hoặc túi kín

Túi xả có thể được làm rỗng khi đang sử dụng khóa kẹp hoặc khóa cuốn, cho phép xả chất thải một cách dễ dàng. Loại túi này có thể tái sử dụng nên đây là một lựa chọn tiết kiệm chi phí và phù hợp với những người muốn thay túi ít thường xuyên hơn.

Túi kín sử dụng một lần phù hợp với những người có cuộc sống bận rộn giúp tiết kiệm thời gian vì không cần phải đổ và vệ sinh túi. Bạn chỉ cần tháo túi ra và vứt bỏ sau khi sử dụng.

Các phụ kiện cần cân nhắc khác

Ngoài lựa chọn túi và đế rời hậu môn nhân tạo, bạn có thể sử dụng một số phụ kiện để kéo dài thời gian sử dụng túi và tăng cường sự thoải mái. Sau đây là một số sản phẩm bạn có thể thử:

Chai xịt/miếng quét tẩy keo dính da

Sản phẩm này giúp bạn dễ dàng thay đế dán túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh mới mà không để lại vết keo cũ trên da, giảm thiểu cảm giác đau đơn và bết dính.

Chất khử mùi

Khí thải trong túi ủ lâu có thể gây ra mùi khó chịu. Để loại bỏ mùi, bạn có thể dùng chất khử mùi dạng viên uống hoặc xịt dung dịch bôi trơn khử mùi vào bên trong túi

Tuy nhiên, để tối ưu hơn về chi phí bạn có thể lựa chọn loại túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh có tích hợp sẵn bộ lọc than hoạt tính khử mùi thoát khí như Seasight, Mepro, Ostomy Care, Hollister. 

Tham khảo nguồn Better Health

Chăm sóc ống thông dạ dày ra da qua nội soi (PEG) Chăm sóc ống thông dạ dày ra da qua nội soi (PEG)
Chăm sóc ống thông dạ dày ra da qua nội soi (PEG)

PEG là gì?

Ống thông dạ dày PEG là một ống mềm đặt qua da vào trực tiếp dạ dày qua nội soi để bơm thức ăn nuôi dưỡng cơ thể.

Thuật ngữ "PEG" mô tả cách nó được đặt:

  • Percutaneous - qua da
  • Endoscopic - thiết bị dùng để nội soi dạ dày
  • Gastrostomy - mở qua thành dạ dày

 

Chăm sóc ống thông dạ dày qua da (PEG)

Bộ mở dạ dày qua da Seasight

Ống mở dạ dày ra da qua nội soi PEG bao gồm các bộ phận:

  • Một cái kẹp để đóng mở ống khi cần thiết.
  • Một nút cản hình tròn ngăn ống không bị rơi ra ngoài.
  • Một đầu nối để gắn ống với bộ truyền thức ăn.
  • Bên ngoài có một tấm cản giúp ngăn ống trượt quá sâu vào dạ dày.

Trường hợp nào phải sử dụng ống thông dạ dày PEG?

Ống PEG được sử dụng cho những trường hợp người bệnh không thể nuốt thức ăn bằng đường miệng để duy trì sức khỏe. Ống sonde dạ dày qua da cung cấp một đường nuôi ăn an toàn để người bệnh nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà không sợ bị nghẹn khi ăn.

Thời gian đặt ống thông dạ dày PEG

Hầu hết mọi bệnh nhân cần sử dụng ống nuôi ăn qua dạ dày PEG dài ngày vì khả năng nuốt và ăn qua đường miệng của họ vẫn hạn chế và cần thời gian phục hồi. Tuy nhiên, người bệnh cần được tư vấn bác sĩ thường xuyên để xem họ cần nạp bao nhiêu thức ăn trong ngày.

Thời gian lưu ống mở thông dạ dày qua da PEG

Nếu được chăm sóc tốt, một chiếc ống có thể sử dụng được đến 5 năm. Để thay ống PEG, bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật nội soi. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về nguyện vọng thay ống. 

Để tăng tuổi thọ của ống mở thông dạ dày, không đóng kẹp khi đã đóng nắp vào đúng vị trí. Điều này ngăn việc kẹp lên gây bẹp ống. Đồng thời, cũng có thể thay đổi vị trí kẹp dọc theo ống để tránh làm đè bẹp cùng một phần của ống mỗi lần sử dụng. 

Cách làm sạch ống thông dạ dày PEG và vùng da xung quanh ống

Trong tuần đầu tiên:

  • Tháo băng vào ngày sau khi đặt ống. Làm sạch ống và vùng da xung quanh hàng ngày.
  • Làm sạch bên dưới phần nút cản bên ngoài và xung quanh khu vực đó cẩn thận bằng xà phòng tắm chuyên dụng và nước ấm, sau đó lau khô.
  • Bôi thuốc mỡ xung quanh lỗ ống thông đi ra khỏi da.
  • Không được di chuyển nút cố định bên ngoài trong tuần đầu tiên vì việc giữ cố định nó ở đúng vị trí sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

Sau tuần đầu tiên:

  • Không cần phải sử dụng sữa tắm chuyên dụng và thuốc mỡ nữa nhưng vẫn phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng nước xà phòng ấm.
  • Có thể di chuyển nút cố định bên ngoài dọc theo ống để làm sạch khu vực này dễ dàng hơn. Đảm bảo đặt nút cản cách da khoảng 2mm để ống không bị trượt ra trượt vào.
  • Đừng quên làm sạch mặt sau của nút cản.

Quản lý ống thông dạ dày ra da qua nội soi PEG

Đảm bảo ống PEG hoạt động hiệu quả và an toàn, cần xê dịch và xoay ống thông nuôi ăn mỗi tuần một lần để ngăn chặn nút cố định trong dạ dày bị mắc kẹt. Để thực hiện việc này, hãy làm theo các hướng dẫn sau:

  • Rửa sạch tay bằng nước xà phòng và lau khô.
  • Nhả nút cản hình tam giác bằng cách mở kẹp màu xanh, tháo ống ra khỏi rãnh và trượt nút cản hình tam giác ra khỏi da.
  • Làm sạch ống, nút cản (trước và sau) và xung quanh lỗ thông dạ dày bằng nước xà phòng.
  • Đẩy khoảng 2-4 cm ống vào dạ dày và dùng ngón tay xoay ống thành một vòng tròn hoàn chỉnh.
  • Nhẹ nhàng kéo ống lại cho đến khi cảm nhận được một lực cản.
  • Đặt nút cản hình tam giác trở lại vị trí bình thường, lắp lại ống vào rãnh và đóng chốt cố định cẩn thận.

Bệnh nhân cần chú ý gì khi đặt ống PEG?

Bệnh nhân cần kiểm tra vị trí đặt ống thông dạ dày thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng. Một số biểu hiện cần chú ý:

  • Bị mẩn đỏ tại chỗ đặt ống.
  • Bị đau.
  • Dịch tiết ra có màu vàng và có mùi hôi.

Nếu có những dấu hiệu này, hãy gọi cho bác sĩ, y tá chăm sóc hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Da ở lỗ mở ống thông cũng có thể trở nên đỏ hồng hoặc sần sùi và dễ chảy máu. Đây có thể là tình trạng mô phát triển quá mức và có thể dễ dàng điều trị bằng băng dán vết thương hoặc thuốc mỡ chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ hay y tá chăm sóc.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy ngừng cho ăn và ngay lập tức gọi điện cho bác sĩ:

  • Rò rỉ chất lỏng xung quanh ống thông.
  • Đau khi cho ăn hoặc xả ống thông.
  • Chảy máu.
Cách điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo Cách điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo
Cách điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Các phương pháp điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo là một biến chứng phổ biến và nhiều trường hợp có thể kiểm soát hiệu quả chỉ nhờ thay đổi lối sống. Những thay đổi đơn giản trong lối sống như giảm cân, bỏ thuốc lá và sử dụng đai chống thoát vị có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Đai chống thoát vị hậu môn nhân tạo là loại đai nén quấn quanh bụng có tác dụng nâng đỡ cơ bụng, giữ ổn định vị trí hậu môn nhân tạo và giúp che túi hậu môn nhân tạo. Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng đai đúng cách có thể ngăn ngừa thoát vị hình thành hoặc tiến triển nặng hơn.

Đối với người thừa cân hoặc béo phì, bác sĩ có thể tư vấn chế độ ăn uống kết hợp với chương trình tập luyện để hỗ trợ kiểm soát cân nặng, từ đó giảm áp lực lên thành bụng. Với người hút thuốc lá, việc tham gia chương trình cai thuốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có thể kiểm soát bằng phương pháp trên. Với những trường hợp nghiêm trọng như thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo bị nghẹt cần phải phẫu thuật khẩn cấp để tránh nguy cơ hoại tử hoặc viêm đại tràng do thiếu máu nuôi.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định trong các trường hợp có tắc nghẽn mãn tính, đau kéo dài, rò rỉ hậu môn nhân tạo, đeo túi không vừa hoặc loét da xung quanh hậu môn nhân tạo.

Cách điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Hình ảnh thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

 

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Hiện nay, đã có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo như:

  • Đóng hậu môn nhân tạo. Đây là giải pháp tối ưu vì loại bỏ hoàn toàn lỗ mở gây thoát vị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân còn đủ ruột khỏe mạnh để nối lại hệ tiêu hóa và đi tiêu theo đường tự nhiên.
  • Khâu phục hồi vùng thoát vị. Bác sĩ sẽ mở vùng thành bụng bị thoát vị, sau đó khâu lại các lớp cơ và mô để thu hẹp hoặc đóng kín lỗ thoát vị. Phương pháp này hiệu quả nhất với khối thoát vị còn nhỏ.
  • Di dời hậu môn nhân tạo sang vị trí mới. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đóng hậu môn nhân tạo cũ và mở lỗ mới ở vị trí khác trên thành bụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thoát vị vẫn có thể tái phát ở vị trí mới.
  • Phẫu thuật đặt lưới. Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Sau khi khâu lại vùng thoát vị, bác sĩ sẽ đặt một miếng lưới (có thể là lưới sinh học hoặc tổng hợp) lên trên hoặc bên dưới thành bụng để cố định thành bụng. Theo thời gian, lưới sẽ tan dần vào mô tự nhiên tạo thành lớp đỡ vững chắc giúp giảm nguy cơ thoát vị tái phát. Lưới sinh học thường dễ chịu và ít gây kích ứng hơn, nhưng chi phí cao hơn so với lưới tổng hợp.

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo có gây biến chứng không?

Dù hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp ruột có thể bị kẹt hoặc xoắn trong khối thoát vị. Điều này gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và làm gián đoạn lưu lượng máu đến phần ruột bị ảnh hưởng Tình trạng này được gọi là tắc ruột - một biến chứng nghiêm trọng gây đau dữ dội và cần được xử lý khẩn cấp.

Nếu không được phẫu thuật kịp thời để tháo xoắn hoặc khôi phục dòng máu cung cấp, phần ruột bị tắc có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Sống chung với thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo là biến chứng khá thường gặp sau phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại trànghậu môn nhân tạo hồi tràng. Nguy cơ xuất hiện thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo cao nhất là trong vài năm đầu sau phẫu thuật, nhưng trên thực tế một số bệnh nhân có thể bị thoát vị muộn, thậm chí sau hơn 40 năm.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng này không gây triệu chứng hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ và có thể được kiểm soát hiệu quả nhờ việc thay đổi lối sống. 

Với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì bắt buộc phải phẫu thuật. Tỷ lệ tái phát sau điều trị phụ thuộc vào phương pháp can thiệp. Trong đó, đặt lưới là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, với tỷ lệ tái phát thấp nhất khoảng 33%. Ngược lại, các phương pháp như khâu phục hồi cơ bụng hoặc di chuyển vị trí hậu môn nhân tạo thường đi kèm với nguy cơ tái phát cao hơn đáng kể.

Tham khảo nguồn Healthline

Một số biến chứng phổ biến của hậu môn nhân tạo Một số biến chứng phổ biến của hậu môn nhân tạo
Một số biến chứng phổ biến của hậu môn nhân tạo

Hậu môn nhân tạo bị tụt vào xoang bụng

Đây là tình trạng lỗ mở thông hậu môn nhân tạo tụt vào thấp hơn hoặc ngang bằng da thành bụng. Tình trạng này xảy ra khi các mô xung quanh hậu môn nhân tạo hoặc các lớp cơ hỗ trợ bên dưới bị co lại, kéo lỗ thông vào trong. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do kỹ thuật phẫu thuật, khi không có đủ chiều dài ruột để tạo thành lỗ thông nhô ra ngoài da.

HMNT bị thụt

Hình ảnh minh họa hậu môn nhân tạo bị tụt vào xoang bụng

 

Hậu môn nhân tạo bị tụt có thể gây ra nhiều vấn đề như chất thải, phân rò rỉ ra ngoài túi hậu môn nhân tạo và làm tổn thương da xung quanh, gây đau rát và viêm nhiễm.

Để khắc phục tình trạng này, cần tăng độ lồi cho hậu môn nhân tạo. Có 2 cách chính để xử lý:

  • Cách thứ nhất là sử dụng hệ thống túi hậu môn nhân tạo có đế lồi giúp hậu môn nhân tạo nhô cao lên khỏi bề mặt da, giữ vững vị trí bên ngoài.
  • Nếu cách trên chưa hiệu quả thì nên dùng kết hợp với dây nịt đeo túi hậu môn nhân tạo để giúp hệ thống túi được cố định chắc chắn, hạn chế rò rỉ và bảo vệ da tốt hơn.

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo xảy ra khi vùng da xung quanh lỗ thông bị phình to lên, có thể gây tắc nghẽn. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ bụng yếu, vết thương chưa lành hoàn toàn hoặc có biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng này thường gặp hơn khi lỗ mở thông hậu môn nhân tạo nằm ngoài thành bụng.

Thoát vị HMNT

Hình ảnh minh họa thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

 

Để hỗ trợ điều trị, có thể sử dụng đai chống thoát vị hậu môn nhân tạo, băng thun rộng hoặc đai quần nhẹ. Các túi hậu môn nhân tạo có đế mềm cũng giúp bám dính tốt hơn vào vùng da bị phình. Nếu các triệu chứng như đau hoặc tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh lại.

Sa hậu môn nhân tạo

Sa hậu môn nhân tạo là tình trạng phần ruột bên trong bị đẩy ra ngoài nhiều hơn mức bình thường làm cho hậu môn nhân tạo dài hơn. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như béo phì, lỗ mở thông trên thành bụng quá rộng khiến ruột không được cố định chắc vào thành bụng hay áp lực trong ổ bụng tăng lên do ho, hắt hơi mạnh hoặc nhu động ruột quá mức. Tình trạng này cũng dễ gặp ở những người đã từng phẫu thuật ở bụng nhiều lần hoặc có lỗ thông nằm ngoài cơ thẳng bụng.

Sa lỗ thông ruột

Hình ảnh minh họa sa hậu môn nhân tạo

 

Khi bị sa hậu môn nhân tạo, bệnh nhân nên nằm xuống và đắp một khăn ấm, ẩm lên vùng hậu môn nhân tạo để giúp làm mềm và thư giãn mô ruột. Sau đó, có thể nhẹ nhàng dùng tay đẩy phần ruột sa trở lại vị trí ban đầu. Bác sĩ  sẽ hướng dẫn cách tự thực hiện thao tác này tại nhà cho bệnh nhân.

Ngoài ra, có thể dùng thêm đai bụng hoặc dụng cụ hỗ trợ để giữ hậu môn nhân tạo ổn định. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh hoặc chuyển lỗ thông sang vị trí khác phù hợp hơn.

Hậu môn nhân tạo bị chảy máu

Dấu hiệu hậu môn nhân tạo bị chảy máu là xuất hiện vết rách trên bề mặt da ruột kèm chảy máu. Nguyên nhân thường gặp như lặp túi hậu môn nhân tạo sai không bám chắc vào da nên trượt và kéo da rách, hay va đập mạnh vào vùng bụng, hoặc sơ ý dùng vật sắc như kéo gây trầy xước.

Đứt lỗ thông

Hình ảnh minh họa hậu môn nhân tạo bị chảy máu

 

Khi bị chảy máu, có thể xử lý bằng cách dùng que bạc nitrat để cầm máu, khâu lại vết rách hoặc sử dụng băng gạc y tế chuyên dụng. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, người bệnh cần đến bệnh viện ngay và có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Để phòng tránh, bệnh nhân cần được hướng dẫn cách chọn túi hậu môn nhân tạo có kích thước phù hợp với lỗ hậu môn nhân tạo, đảm bảo dán chắc và đúng vị trí. Khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao, nên sử dụng đai bảo vệ chuyên dụng để tránh chấn thương. Ngoài ra, cần lưu ý rằng sau khi bị rách chảy máu, vết thương ở lỗ hậu môn nhân tạo có thể để lại sẹo và niêm mạc chuyển sang màu trắng - đây là hiện tượng bình thường sau khi lành thương.

Tham khảo nguồn Sinai Health

Chi tiết sản phẩm xem tại: https://www.haumonnhantao.vn/67d8f943d1793a0013886ee9

Chỗ mở khí quản có mùi hơi hôi thì có sao không? Chỗ mở khí quản có mùi hơi hôi thì có sao không?
Chỗ mở khí quản có mùi hơi hôi thì có sao không?

Chỗ mở khí quản có mùi hơi hôi thì có sao không?

Chỗ mở khí quản có mùi hơi hôi nhưng da xung quanh lỗ thông bình thường và đờm không đổi màu có thể do vệ sinh chưa sạch, đờm tích tụ nhiều. Vì vậy bạn cần vệ sinh vùng da xung quanh lỗ mở khí quản hàng ngày, hút sạch đàm và thay băng định kỳ để đảm bảo vùng da quanh lỗ mở khí quản luôn sạch sẽ. 

Tuy nhiên, nếu mùi hôi kéo dài hoặc xuất hiện thêm dấu hiệu bất thường như sốt, đàm đổi màu, sưng đỏ thì nên đưa bệnh nhân đi khám ngay.

Hướng dẫn chăm sóc lỗ mở khí quản tại nhà

Chăm sóc lỗ mở khí quản tại nhà bao gồm việc hút đàm, thay băng, rửa lỗ mở khí quản, vệ sinh canuyn mở khí quản, có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, tái khám đúng hẹn. 

Hút đàm

Hút sạch đờm trước khi chăm sóc lỗ mở khí quản. Các bước thực hiện như sau:

  1. Người thực hiện cần rửa tay đúng cách và đeo găng tay y tế.
  2. Gắn dây hút nhớt vào ống nối của máy hút đờm và bật máy.
  3. Đảm bảo người bệnh được đặt ở tư thế nằm với đầu và vai hơi nâng lên. Trước khi bắt đầu, nên cho bệnh nhân ho và lau sạch dịch nhầy.
  4. Người bệnh sẽ hít thở sâu 3-4 lần trước khi đưa dây xông hút vào.
  5. Nhẹ nhàng đưa ống dây hút vào khoảng 10-12cm trong ống canuyn mở khí quản, lúc này không nên bật hút.
  6. Khi ống thông đã vào đúng vị trí hoặc cảm thấy có lực cản, bắt đầu hút đờm bằng cách dùng ngón tay cái che van hút trên dây hút.
  7. Vừa hút vừa nhẹ nhàng rút dây hút ra ngoài và không để dây hút trong canuyn mở khí quản quá 10 giây.
  8. Sau khi hút, chở khoảng 10-15 giây để người bệnh có thể hít thở sâu hoặc bổ sung oxy bằng máy tạo oxy nếu cần. Rửa sạch dây hút bằng cách hút dung dịch nước muối hoặc nước sạch trong một bát riêng.
  9. Lặp lại các bước 5-8 nếu cần.

Chỗ mở khí quản có mùi hơi hôi thì có sao không?

Hút sạch đàm để lỗ mở khí quản luôn sạch sẽ và thông thoáng

 

Thay băng lỗ mở khí quản

Thay băng, rửa vết lỗ mở khí quản 1 lần/ngày. Cách thực hiện như sau:

  1. Tháo bỏ băng gạc cũ
  2. Sát trùng lỗ mở khí quản bằng dung dịch sát khuẩn
  3. Vệ sinh chất tiết, dịch nhầy và mủ ở lỗ mở khí quản
  4. Sát trùng lại toàn bộ trước khi thay băng gạc mới
  5. Dùng gạc mở khí quản mới phủ kín quanh lỗ mở khí quản, có thề dùng gạc mở khí quản metalline hoặc gạc xốp mở khí quản
  6. Đeo dây đai cố định canuyn mở khí quản lại

Vệ sinh nòng trong canuyn mở khí quản

  1. Rửa sạch tay và đeo găng tay y tế
  2. Hút sạch đàm trước khi tháo nòng trong canuyn mở khí quản
  3. Giữ cố định nòng ngoài canuyn mở khí quản bằng một tay và dùng tay kia tháo nòng trong
  4. Kiểm tra nòng trong có dịch tiết và các mảnh vụn khác hay không
  5. Đặt tạm nòng trong dự phòng vào nòng ngoài canuyn trong khi làm sạch
  6. Làm sạch nòng trong với nước muối sinh lý và bàn chải hoặc cọ
  7. Vẩy sạch nước và để khô trước khi sử dụng lại

Nếu không thể làm sạch hoàn toàn bên trong nòng do đờm tiết bám chặt, hãy vứt bỏ và thay nòng phụ mới. Tránh ngâm ống trong nước vì điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân mở khí quản

  • Nên uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh và trái cây
  • Sử dụng mũi giả làm ẩm mở khí quản hoặc máy tạo hơi nước trong phòng để tránh viêm phổi, đặc biệt là trong mùa đông
  • Khi ngủ cần tránh để chăn hoặc ga giường bịt lỗ thở
  • Khi tắm nên che chắn lỗ thở, tránh nước bắn vào đường thở gây ho, sặc hoặc ngạt thở
  • Luyện tập thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe

 

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam
Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Tổng quan về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Ống thông tiểu nam là một dụng cụ y tế để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài cơ thể, thường sử dụng cho những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện hay tiểu không tự chủ. Trong đó, phổ biến nhất là loại ống thông tiểu đặt bên trong (hay còn gọi là ống thông tiểu liên tục), được đưa trực tiếp vào niệu đạo để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này có tính xâm lấn, tiếp xúc liên tục với da và các cơ quan nội tạng, dễ gây đau rát hoặc kích ứng.

Từ nhu cầu cần một giải pháp nhẹ nhàng và an toàn hơn, các loại ống thông tiểu ngoài cho nam đã ra đời như capot tiểu nam hay dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam, được thiết kế bao phủ bên ngoài dương vật giúp dẫn lưu nước tiểu một cách kín đáo và không xâm lấn. 

Nổi bật trong dòng sản phẩm này là dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed - một cải tiến thực sự khác biệt. Đây là loại ống thông tiểu hoàn toàn bên ngoài, không xâm lấn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực: chống rò rỉ, thoải mái, vệ sinh và có thể tái sử dụng. Thiết kế phù hợp với vóc dáng cơ thể giúp giải quyết các vấn đề thường gặp như gây đau khi đặt ống hoặc hiện tượng co rút dương vật. Với PitrMed, người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không còn lo lắng về rò rỉ hay những phiền toái khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed tiện lợi, dễ sử dụng

 

Đặc điểm của các ống thông tiểu nam

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ống thông tiểu nam khác nhau, mỗi loại phù hợp với từng nhu cầu và tình trạng cụ thể của người dùng. Việc lựa chọn đúng loại cần dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro của từng loại, cũng như yếu tố thoải mái và lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là một số loại ống thông tiểu thường được sử dụng:

  • Ống thông tiểu liên tục: Đây là loại ống có tính xâm lấn cao, được đưa trực tiếp vào bàng quang thông qua niệu đạo và được đặt bởi nhân viên y tế. Thường phải thay mới sau mỗi 2 đến 4 tuần.
  • Capot tiểu nam: Loại này được đeo vào dương vật tương tự như bao cao su, sau đó nối với một túi đựng nước tiểu qua một ống dẫn nước tiểu. Đây là phương án ít xâm lấn hơn, nhưng nếu không được gắn đúng cách hoặc không vệ sinh thường xuyên, loại ống này có thể gây kích ứng da và nhiễm trùng. Ngoài ra, việc sử dụng keo dán để cố định có thể làm da bị kích ứng nặng hơn.

Tại sao nên chọn dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam?

Các loại ống thông tiểu truyền thống kể trên thường đi kèm nhiều bất tiện như khó sử dụng, gây khó chịu và thậm chí là kích ứng cao. Trong khi đó, dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed là một lựa chọn tiện lợi và thoải mái, có thể sử dụng tại nhà mà không cần thủ thuật y tế.

Đặc biệt, đối với nam giới bị co rút dương vật, nhiều loại capot tiểu thường không vừa khít, dễ bị tuột và gây rò rỉ. Ngược lại, dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam như PitrMed được thiết kế đặc biệt để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Ưu điểm của dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed đối với người tiểu không tự chủ:

  • Không xâm lấn, không đau: Không cần phẫu thuật hay đưa thiết bị vào bên trong cơ thể.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Không tiếp xúc trực tiếp với niệu đạo nên ít gây nhiễm trùng hơn.
  • Dễ dàng đặt mua và sử dụng tại nhà.
  • Thoải mái và tiện dụng: Thiết kế ôm theo đường cong cơ thể giúp ngăn rò rỉ nước tiểu. Capot silicon có van đóng/mở thoát hơi và có thể nối với bất kỳ loại túi đựng nước tiểu nào.

Đặc điểm của dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam PitrMed

  • Không gây đau, đảm bảo vệ sinh.
  • Có một kích thước tiêu chuẩn cho nam giới trường thành.
  • Capot silicon an toàn, có van đóng/mở thoát hơi, không gây nóng và bí khi dùng trong thời gian dài.
  • Đai quần cố định capot có thể điểu chỉnh, giữ capot đúng vị trí tại vùng sinh dục.
  • Phù hợp cho cả tư thế nằm và đi lại.
  • Đi kèm 2 loại túi đựng nước tiểu cho ban ngày và ban đêm, có thể tái sử dụng.

Cách dùng dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam Pitrmed

Có 4 bước sử dụng như sau:

1. Vệ sinh vùng tiếp xúc

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 1

 

Làm sạch và lau khô kỹ vùng da sẽ tiếp xúc với dụng cụ để đảm bảo vệ sinh và tránh kích ứng. Làm sạch vùng kín bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, có thể cắt tỉa bớt lông để tránh vướng víu.

2. Kiểm tra dụng cụ

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 2

 

Capot tiểu đã được đặt đúng vị trí bên trong đai quần và được nối với túi đựng nước tiểu qua ống dẫn nước tiểu.

3. Mặc quần và điều chỉnh

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 3

 

Mặc quần vào, đặt dương vật vào bên trong capot, sau đó sử dụng các nút cài để điều chỉnh sao cho ôm khít cơ thể, không quá lỏng để tránh rò rỉ và không quá chật để đảm bảo thoải mái.

4. Cố định túi đựng nước tiểu

Mọi điều bạn cần biết về dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam

Bước 4

 

Khi nằm ngủ, treo túi bên cạnh giường, thấp hơn cơ thể. Khi đứng hoặc di chuyển, có thể cố định túi chứa nước tiểu vào bắp chân hoặc vị trí chân nào bạn cảm thấy thoải mái, dễ vận động nhất.

Cách vệ sinh và bảo quản dụng cụ hỗ trợ tiểu nam Pitrmed

Bạn nên làm sạch bộ chụp tiểu và túi đựng nước tiểu thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.  

Vệ sinh capot silicon 

  • Rửa kỹ cả trong và ngoài bằng xà phòng và nước sạch.
  • Để khô tự nhiên ở nơi sạch thoáng

Vệ sinh túi đựng nước tiểu

  • Rửa sơ túi: Đổ nước lạnh vào túi, lắc nhẹ, sau đó đổ nước ra bồn cầu. Lặp lại bước này một lần nữa.
  • Khử trùng túi: Pha dung dịch theo một trong hai cách sau: 1 phần thuốc tẩy (bleach) với 10 phần nước, hoặc 1 phần giấm trắng với 3 phần nước. Sau đó đổ dung dịch vào túi và để ngâm trong ít nhất 30 phút.
  • Xả sạch lại và phơi khô: Đổ bỏ dung dịch khử trùng vào bồn cầu, tráng lại túi bằng nước ấm, sau đó để khô tự nhiên ở nơi thoáng mát.

Tham khảo nguồn Vast Medic

Nguyên nhân và nguy cơ xảy ra thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo Nguyên nhân và nguy cơ xảy ra thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo
Nguyên nhân và nguy cơ xảy ra thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo là gì?

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo là một trong các biến chứng phổ biến của hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật. Đây là tình trạng một phần ruột bị đẩy ra ngoài qua hậu môn nhân tạo. 

Hậu môn nhân tạo là một lỗ mở thông ruột trên thành bụng giúp đưa chất thải ra ngoài cơ thể và chất thải sẽ được chứa trong một túi chuyện dụng có tên gọi là túi hậu môn nhân tạo. Giải pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân gặp vấn đề hay bệnh lý đường tiêu hóa, không thể đi đại tiện theo cách tự nhiên.

Theo thống kế, có tới 78% người bệnh xuất hiện thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo trong vòng 2 năm kể từ khi mổ. Việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp có thể giúp giảm đau, khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nặng hơn.

Nguyên nhân gây ra thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Việc mở hậu môn nhân tạo có thể làm suy yếu các cơ thành bụng, khiến cơ bị kéo giãn ra khỏi vị trí xung quanh hậu môn nhân tạo và hình thành thoát vị. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này như:

  • Suy dinh dưỡng
  • Hút thuốc lá
  • Ho mãn tính
  • Táo bón lâu ngày
  • Sử dụng corticosteroid
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo
  • Béo phì

Nguyên nhân và nguy cơ xảy ra thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo khiến vùng da xung quanh phồng to bất thường

Triệu chứng của thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo thường xuất hiện từ từ và tiến triển dần theo thời gian. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Đau hoặc khó chịu xung quanh hậu môn nhân tạo
  • Khó giữ túi chứa phân hậu môn nhân tạo đúng vị trí
  • Vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo phồng lên, đặc biệt khi ho hoặc gắng sức

Đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo?

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở một số nhóm đối tượng sau:

  • Người cao tuổi
  • Người béo phì, đặc biệt khi mỡ tích tụ nhiều ở vùng eo, bụng hoặc hông
  • Người bệnh ung thư
  • Người hút thuốc lá
  • Người bị bệnh Crohn
  • Người có bệnh đường hô hấp kèm ho mãn tính

Nếu bạn từng bị thoát vị thành bụng trước đây thì nguy cơ xuất hiện thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo sẽ càng cao hơn.

Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng này không gây triệu chứng hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ và có thể kiểm soát hiệu quả nhờ thay đổi lối sống.

Đối với những trường hợp nặng hơn, phẫu thuật có hỗ trợ bằng lưới là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay.

Tham khảo nguồn Healthline

Mở khí quản có nói được không? Mở khí quản có nói được không?
Mở khí quản có nói được không?

Mở khí quản có nói được không?

Khi nói, luồng khí từ phổi đẩy lên làm các dây thanh âm (thanh quản) rung động, từ đó tạo ra âm thanh và tiếng nói. Khai khí quản thì ngược lại, hầu hết không khí bị chặn lại không đi qua dây thanh âm nữa mà thay vào đó sẽ đi ra ngoài qua ống mở khí quản nên người bệnh không thể nói được.

Tại thời điểm phẫu thuật, canuyn đầu tiên được đặt trong khí quản là ống mở khí quản có bóng (cuff).

  • Nếu bóng được bơm căng, không khí sẽ đi ra ngoài qua ống, ngăn bệnh nhân phát ra âm thanh hoặc nói chuyện.
  • Nếu bóng được xì hơi, không khí sẽ di chuyển xung quanh ống và đi qua dây thanh âm, nhờ đó bệnh nhân có thể phát ra âm thanh. 

Đa phần sau 5 đến 7 ngày bệnh nhân sẽ được thay ống mở khí quản không bóng hoặc kích cỡ nhỏ hơn. Điều này giúp cho việc nói và phát âm trở nên dễ dàng hơn. 

Mở khí quản có nói được không?

Hai cách tập nói cho bệnh nhân mở khí quản

Kỹ thuật luyện tập nói cho bệnh nhân mở khí quản

Khi mở khí quản, việc nói sẽ khó hơn trước vì có thể phải dùng nhiều lực hơn để đẩy không khí ra ngoài qua miệng. Lưu ý, nếu sử dụng ống canuyn mở khí quản có bóng thì cần phải làm xẹp bóng trước khi thực hành tập nói và phát âm theo các bước sau:

  • Hít một hơi thật sâu.
  • Thở ra sử dụng nhiều lực hơn bình thường để đẩy khí ra ngoài miệng.
  • Đặt một ngón tay sạch bịt kín ống mở khí quản để ngăn không khí thoát ra qua ống. 
  • Tập nói.

Ban đầu có thể không nghe được nhiều âm thanh. Nhưng luyện tập thường xuyên sẽ giúp người bệnh có thể đẩy không khí ra ngoài đường miệng mạnh hơn, âm thanh được tạo ra sẽ ngày càng to và rõ ràng hơn.

Van tập nói cho bệnh nhân mở khí quản

Nếu bệnh nhân cảm thấy việc tập nói như trên vẫn khó khăn thì van tập nói có thể là dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho họ.

Cách sử dụng van nói rất đơn giản, chỉ cần lắp trực tiếp vào đầu canuyn mở khí quản. Vì đây là van một chiều nên không khí sẽ đi vào lỗ mở khí quản và thoát ra ngoài qua đường mũi miệng. Điều này sẽ giúp người bệnh phát âm và nói dễ dàng hơn so với việc bịt kín ống bằng ngón tay.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không sử dụng được van tập nói một chiều. Do đó, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ sẽ xem xét cân nhắc trước khi cho người bệnh sử dụng.

Mở khí quản có nói được không?

Van tập nói Mera Sofit hỗ trợ tập phát âm, tập nói trở lại cho bệnh nhân mở khí quản

Một số lưu ý cho bệnh nhân mở khí quản

Đường kính của ống khai khí quản có thể là nguyên nhân khiến cho việc tập nói bị cản trở vì ống có thể chiếm quá nhiều không gian trong cổ họng, không đủ chỗ cho không khí di chuyển xung quanh ống.

Ngoài ra, ống mở khí quản có cửa sổ sẽ giúp bệnh nhân tập nói dễ dàng hơn vì lỗ cửa sổ trên ống cho phép không khí lọt qua dây thanh âm.

Bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian hơn để tập nói trở lại nếu họ bị:

  • tổn thương dây thanh âm.
  • tổn thương dây thần kinh thanh quản, có thể thay đổi chuyển động của dây thanh âm.

Nguồn: MedlinePlus

 

7 câu hỏi thường gặp về hậu môn nhân tạo niệu quản 7 câu hỏi thường gặp về hậu môn nhân tạo niệu quản
7 câu hỏi thường gặp về hậu môn nhân tạo niệu quản

1. Mở hậu môn nhân tạo niệu quản khác gì với dẫn lưu bể thận qua da?

  • Hậu môn nhân tạo niệu quản: Sử dụng một đoạn ruột để tạo đường dẫn nước tiểu khi bàng quang bị cắt bỏ hoặc không hoạt động. Nước tiểu được đưa ra ngoài qua lỗ mở thông ruột này và đựng vào túi nước tiểu nhân tạo. Đây là giải pháp vĩnh viễn.

  • Dẫn lưu bể thận qua da: Đặt một ống thông tiểu trực tiếp vào thận để dẫn nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu được dẫn lưu vào túi đựng nước tiểu bên ngoài cơ thể. Phương pháp này không vĩnh viễn và ống thông tiểu cần được thay mới sau mỗi 6 - 8 tuần.

2. Mở hậu môn nhân tạo niệu quản mất bao lâu phục hồi?

Sau khi xuất viện, bạn cần khoảng 4 - 8 tuần để cơ thể hồi phục và quay lại công việc hoặc học tập. Trong thời gian này, bạn sẽ dần làm quen với cách chăm sóc hậu môn nhân tạo, giúp sinh hoạt hằng ngày trở nên thuận tiện hơn.

3. Hậu môn nhân tạo niệu quản trông như thế nào?

Ban đầu, lỗ hậu môn nhân tạo có thể trông hơi đỏ, sưng hoặc bầm tím, nhưng theo thời gian, nó sẽ nhỏ lại và có màu nhạt hơn. Hậu môn nhân tạo thường có hình tròn hoặc oval, có thể lồi ra ngoài hoặc bằng với bề mặt da tùy từng người.

4. Có hậu môn nhân tạo niệu quản cảm giác như thế nào?

Vết mổ quanh lỗ thông niệu quản có thể hơi đau trong thời gian đầu, nhưng bản thân nó không có dây thần kinh, nên bạn sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu ở đó. Khi vết thương lành lại, bạn có thể sinh hoạt bình thường mà không bị ảnh hưởng nhiều.

Về mặt tâm lý, nhiều người có thể lo lắng hoặc tự ti khi phải sống chung với hậu môn nhân tạo. Nếu cảm thấy bất an, bạn có thể trao đổi với bác sĩ, y tá chuyên khoa hoặc tham gia cộng đồng hậu môn nhân tạo để được chia sẻ và động viên.

5. Có đóng hậu môn nhân tạo niệu quản được không?

Đa số trường hợp mở hậu môn nhân tạo niệu quản là vĩnh viễn và không thể phục hồi chức năng bài tiết tự nhiên như trước.

6. Mở hậu môn nhân tạo niệu quản còn đi tiểu được không?

Bạn vẫn có thể đi tiểu, nhưng chỉ là đi theo cách khác:

  • Trường hợp tạo đường dẫn lưu nước tiểu bằng ruột non hoặc đại tràng, nước tiểu sẽ chảy không kiểm soát qua lỗ mở thông trên bụng và được chứa trong túi nước tiểu nhân tạo.
  • Trường hợp mở hậu môn nhân tạo kiểu tự chủ, nước tiểu sẽ được lưu trữ trong một túi chứa bên trong cơ thể và cần dùng ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài theo thời gian cố định.

7. Bao lâu thì cần thay túi nước tiểu nhân tạo?

Nên xả túi khi nước tiểu đầy khoảng 1/3 - 2/3 túi. Nếu uống nhiều nước, bạn có thể cần xả thải thường xuyên hơn. Lưu ý không đợi đến khi túi đầy mới đi xả vì có thể làm nặng túi, gây rò rỉ, khó chịu và kích ứng da xung quanh hậu môn nhân tạo.

Vào ban đêm, bạn có thể nối túi với một túi đựng nước tiểu treo giường để có giấc ngủ trọn vẹn mà không cần thức dậy nhiều lần.

Tần suất thay túi mới phụ thuộc vào loại túi bạn sử dụng:

  • Túi nước tiểu nhân tạo kín cần thay hàng ngày.
  • Túi nước tiểu nhân tạo có miệng xả có thể dùng trong khoảng 3 ngày, như túi nước tiểu nhân tạo 1 mảnh Hollister
  • Túi nước tiểu nhân tạo có miệng xả có thể duy trì tới một tuần, như túi nước tiểu nhân tạo 2 mảnh Hollister

Tham khảo nguồn Cleveland Clinic

 

Hiển thị: 13 đến 24 trên tổng số 156 sản phẩm
>