Tổng quan
Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo là thủ thuật đưa một đầu của ruột già ra ngoài qua thành bụng để tạo lỗ thải, thay thế hậu môn thật. Phân thoát ra ngoài qua lỗ thông này và chảy vào một chiếc túi dán bên ngoài cơ thể, được gọi là túi đựng chất thải hậu môn nhân tạo.
Túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh Seasight khóa cuộn tiện lợi, đóng túi chắc chắc tránh rò rỉ
Khoảng 100.000 ca phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo được thực hiện mỗi năm tại Hoa Kỳ. Các ca mở hậu môn nhân tạo sau khi được chẩn đoán ung thư ruột hoặc viêm ruột (IBD).
Rò rỉ chất thải là một trong những vấn đề thường gặp khi đeo túi hậu môn nhân tạo. Nếu nhận thấy túi hậu môn nhân tạo bị rò rỉ, điều quan trọng là phải thay túi và làm sạch da để tránh kích ứng.
Nhận biết rò rỉ túi hậu môn nhân tạo
Rò rỉ túi hậu môn nhân tạo là một vấn đề phổ biến đã được báo cáo ở khoảng từ 17% đến 87% số người trong các nghiên cứu khác nhau. Trong Ostomy Life Study năm 2019, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 54.000 người có lỗ thông hậu môn nhân tạo từ 17 quốc gia. Trong số những người phản hồi, 76% số người cho biết bị rò rỉ ít nhất một lần mỗi tháng.
Trong nghiên cứu trước đó của Ostomy Life Study, 91% người tham gia cho biết họ lo ngại về việc rò rỉ hậu môn nhân tạo.
Bạn có thể nhận thấy mùi hôi bốc ra từ túi hậu môn nhân tạo nếu bị rò rỉ. Túi hậu môn nhân tạo thường không gây mùi khó chịu vì hầu hết các túi hậu môn nhân tạo ngày nay đều có bộ lọc than hoạt tính để giảm mùi khó chịu do chất thải.
Túi hậu môn nhân tạo có bộ lọc than hoạt tính khử mùi thoát khí nhanh chóng, hiệu quả
Rò rỉ cũng có thể khiến chất thải chảy ra tiếp xúc với da hoặc đế túi hậu môn nhân tạo. Nếu rò rỉ chất thải xảy ra thường xuyên, vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo sẽ gặp các vấn đề như:
Tham khảo nguồn Healthline
Tùy loại bệnh lý, các bệnh nhân tuyến giáp sẽ cần phương pháp điều trị riêng biệt. Một trong số đó sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
Những trường hợp cần mổ tuyến giáp:
Về cơ bản, mổ tuyến giáp có 2 hình thức: mổ nội soi và mổ phanh. Tuy nhiên, cả hai đều cần thủ thuật cắt rạch vùng da để tiến hành tiếp cận vùng tuyến giáp. Do vậy, sẹo sau mổ tuyến giáp là không thể tránh khỏi.
Thực chất, sẹo mổ tuyến giáp cũng là một loại sẹo do phẫu thuật. Chúng cũng có giai đoạn liền vết thương tương tự các vết mổ khác. Và sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình hồi phục này. Đặc biệt, ở vị trí tuyến giáp là vùng cổ, nguy cơ để lại sẹo lồi là không thể loại trừ.
Với hình thức mổ nội soi, vết cắt ở vùng hõm nách hoặc ngực chỉ cần đủ đưa dụng cụ qua. Do đó, sẹo để lại sẽ nhỏ hơn, dài khoảng 2-3 cm. Còn mổ phanh đòi hỏi vết rạch đủ lớn, khoảng 10 cm ở nếp lằn cổ bóc toàn bộ tuyến giáp.
Tương tự các vết thương do phẫu thuật khác, vết mổ tuyến giáp cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng. Dù vết sẹo để lại ngắn hay dài, chúng ta cũng nên lưu ý:
Để giảm thiểu sẹo lồi và xóa mờ sẹo sau phẫu thuật tuyến giáp, nên sử dụng ngay miếng dán trị sẹo silicone, gel trị sẹo silicone hoặc kết hợp cả 2 sản phẩm này.
Công nghệ gel silicone quản lý sẹo đã xuất hiện hơn 30 năm trước, và ngày càng được cải tiến trở hành một trong những giải pháp hàng đầu trong điều trị và ngắn ngừa sẹo xấu. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của nó đối với sẹo lồi, sẹo thâm và tiếp tục được các bác sĩ phẫu thuật và da liễu khuyên dùng. Thông qua cơ chế giữ ẩm và ức chế tăng sinh collagen, silicone y tế giúp làm mềm, làm phẳng và thu nhỏ kích thước vết sẹo. Bạn có thể mua các sản phẩm trị sẹo trực tuyến tại website merinco.com.vn.
Áp dụng liệu pháp laser có thể giúp giảm kích thước sẹo lồi sau phẫu thuật, đồng thời cải thiện màu sắc của sẹo nhờ laser có khả năng phá hủy các mạch máu. Tuy nhiên, cần thực hiện theo liệu trình để đạt được kết quả mong muốn.
Tiêm corticoid là một trong những cách làm phẳng sẹo lồi hiện được áp dụng phổ biến, có thể làm xẹp và thu nhỏ kích thước sẹo lồi. Phương pháp này có thể kết hợp với miếng dán chống sẹo để phòng sẹo lồi lại. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da vùng tiêm, giãn tĩnh mạch, mất sắc tố,…
Loại điều trị xâm lấn cao nhất được lựa chọn để điều trị sẹo lồi lớn. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ cắt bỏ và kéo hai mép vết sẹo lại với nhau hoặc ghép da bằng cách lấy da từ bộ phận khác trên cơ thể để đắp lên vùng sẹo.
Phẫu thuật hậu môn nhân tạo là mở một lỗ thông dẫn chất thải từ đại tràng ra ngoài thành bụng thoát khỏi cơ thể. Chất thải được chứa trong túi hậu môn nhân tạo. Mở hậu môn nhân tạo có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn uống bình thường để phục hồi cơ thể.
Trong giai đoạn phục hồi, bệnh nhân có thể bắt đầu với đồ ăn dạng lỏng và thêm từ từ từng loại thực phẩm vào chế độ ăn uống. Mọi người cần lưu ý, có những loại thực phẩm có thể dễ tiêu hóa ở người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác.
Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo có thể lựa chọn những thực phẩm sau:
Những người mở hậu môn nhân tạo có vấn đề dai dẳng về đường tiêu hóa nên tuân thủ chế độ ăn nhạt. Dưới đây là một số loại đồ ăn tươi, ít chế biến ít chất xơ và dễ tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa có thể dung nạp thức ăn nhạt tốt hơn thức ăn cay hoặc béo. Thức ăn nhạt cũng ít axit hơn, ít gây khó chịu cho dạ dày hơn.
Người mở hậu môn nhân tạo nên ăn thức ăn được nấu chín vì thức ăn thô sẽ gây khó tiêu.
Những người đang hồi phục sau phẫu thuật hậu môn nhân tạo có thể bắt đầu bằng chế độ ăn lỏng trong suốt (clear liquid diet) trước khi chuyển sang thức ăn đặc. Chế độ ăn lỏng được các bác sĩ khuyến nghị cho những người bị bệnh đường tiêu hóa.
Trong chế độ ăn lỏng, người bệnh có thể chọn:
Sau khi mở hậu môn nhân tạo, người bệnh cần tránh những thực phẩm làm nghiêm trọng thêm hoặc gây viêm đường ruột.
Dưới đây là những loại thực phẩm mà người mở hậu môn nhân tạo nên tránh:
Tất cả những thực phẩm này có thể gây hại cho đường ruột trong thời gian người bệnh hồi phục sau phẫu thuật. Người bệnh nên tránh sử dụng cho đến khi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho phép.
Mở khí quản là một thủ thuật được thực hiện khi bệnh nhân gặp khó khăn khi thở. Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do tắc nghẽn đường thở hoặc không thể tự thở.
Trong phẫu thuật mở khí quản, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một lỗ mở thông ra da dẫn vào khí quản ở phía trước cổ và đặt một ống mở khí quản vào lỗ thông này để đưa không khí trực tiếp vào phổi, giúp người bệnh duy trì hô hấp.
Ống mở khí quản 2 nòng có bóng Mera Sofit tiêu chuẩn Nhật Bản an toàn tuyệt đối
Một số trường hợp có thể chỉ cần phẫu thuật mở khí quản tạm thời, nhưng cũng có những trường hợp phải mở khí quản vĩnh viễn. Hiểu rõ những biến chứng do mở khí quản và liệu chúng có ảnh hưởng đến tuổi thọ hay không có thể giúp bạn có góc nhìn rộng hơn về thủ thuật này.
Phẫu thuật mở khí quản không phải là yếu tố quyết định tuổi thọ mà quyết định chính là do tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền và lý do thực hiện thủ thuật này. Đặc biệt, một số tình trạng bệnh lý mãn tính có thể làm giảm tuổi thọ sau khi mở khí quản. Tương tự như vậy, tuổi tác cũng có thể là yếu tố dự đoán tuổi thọ.
Mặc dù sức khỏe tiềm ẩn thường có ảnh hưởng lớn hơn, nhưng các trường hợp mở khí quản lâu dài CÓ liên quan nhiều hơn đến tuổi thọ ngắn hơn, bất kể ở độ tuổi nào. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng nhất bao gồm trẻ sơ sinh, người hút thuốc và người cao tuổi.
Trong những trường hợp khẩn cấp, mở khí quản tạm thời được thực hiện để đảm bảo bệnh nhân có thể thở. Nếu người bệnh không mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng, thủ thuật này thường không ảnh hưởng nhiều dến sức khỏe tổng thể hay tuôi thọ.
Những người cần mở khí quản vĩnh viễn thường có xu hướng mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn khiến họ không thể tự thở. Theo các nghiên cứu, bản thân việc mở khí quản không trực tiếp làm giảm tuổi thọ, nhưng khi kết hợp với các bệnh nặng hoặc chấn thương nghiêm trọng thì nguy cơ tử vong có thể tăng cao.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 đã khảo sát 187 bệnh nhân sống phụ thuộc vào mở khí quản nhập viện năm 2009-2015. Những bệnh nhân này được chia thành 3 nhóm dựa trên nguyên nhân phẫu thuật mở khí quản bao gồm bệnh lý phổi, bệnh lý thần kinh và tắc nghẽn đường thở. Trong số này, có 45 bệnh nhân đã tử vong với thời gian sống trung bình là 9,8 tháng sau khi mở khí quản. Tỷ lệ sống sót chung là 83% sau 1 năm và 68% sau 5 năm. Tuy nhiên, trong nhóm tử vong, những người mắc bệnh phổi có thời gian sống ngắn nhất và trẻ em bị bệnh lý thần kinh ít có khả năng rút ống mở khí quản hơn.
Một nghiên cứu khác vào năm 2016 đã tập trung vào nhóm người cao tuổi đang thở máy sau khi mở khí quản trong giai đoạn 1999-2013, bao gồm bệnh nhân nhập viện và được đưa ra từ khoa hồi sức tích cực (ICU). Tổng cộng có 114 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, trong đó 59 người vẫn phụ thuộc máy thở khi xuất viện, còn 55 người đã cai máy thở trước khi rời khỏi ICU. Kết quả cho thấy dù chất lượng cuộc sống không lý tưởng nhưng tỷ lệ sống sót ở cả hai nhóm không khác biệt đáng kể. Sau 1 năm, tỷ lệ sống sót là 73% ở nhóm thở máy và 69% ở nhóm đã cai máy. Sau 5 năm, tỷ lệ này lần lượt là 40% và 42%.
Tương tự như nghiên cứu ở trẻ em, những bệnh nhân gặp vấn đề về phổi thường phải nằm lâu hơn trong ICU, đặc biệt là nếu phụ thuộc vào máy trợ thở. Đáng chú ý, các bệnh nhân trường thành tham gia nghiên cứu đều mắc bệnh mãn tính và được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị sau khi xuất viện từ cơ sở y tế ban đầu.
Vi rút SARS-CoV-2 là tác nhân gây bệnh COVID-19 có thể gây khó thở nghiêm trong ở các trường hợp nặng. Do đó, một số người mắc COVID-19 nặng phải nhập viện đã cần đến thủ thuật mở khí quản và đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp và tăng lượng oxy hấp thụ. Điều này đặc biệt phổ biến vào giai đoạn đầu của đại dịch, khi vắc-xin và các loại thuốc điều trị làm giảm các triệu chứng vẫn chưa được phổ biến.
Bệnh nhân mở khí quản
Một nghiên cứu năm 2021 đã phân tích dữ liệu từ những người trưởng thành cần phải mở nội khí quản tạm thời do COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021. Nghiên cứu có 51 người tham gia, phần lớn là nam giới với độ tuổi trung bình là 52. Kết quả cho thấy việc đặt ống nội khí quản tạm thời không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ tử vong chung lên đến 66,66%. Nguyên nhân tử vong không phải do thủ thuật mở khí quản mà chủ yếu là do diễn tiến nặng của COVID-19 và các bệnh lý nền làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cũng như bất kỳ ca phẫu thuật nào, mở khí quản cũng có một số rủi ro. Các biến chứng nghiêm trọng dù hiếm gặp nhưng chúng vẫn có thể xảy ra như:
Ngoài ra, các vấn đề khác có thể phát sinh bao gồm:
Một trong những cách tốt nhất để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật mở khí quản là giữ cho lỗ mở thông và ống mở khí quản luôn sạch sẽ. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng đỏ, đau hoặc có dịch tiết bất thường.
Tuân thủ theo các hướng dẫn chăm sóc và khuyến nghị của bác sĩ và y tá, đặc biệt là việc thay ống mở khí quản đúng lịch (thường mỗi 1 - 3 tháng). Xem thêm Cách chăm sóc bệnh nhân mở khí quản. Tránh để ống và lỗ mở khí quản tiếp xúc trực tiếp với nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Với trường hợp mở khí quản tạm thời, lỗ mở khí quản thường tự lành sau khi ống được tháo bỏ. Tuy nhiên với những trường hợp mở khí quản lâu dài, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm phẫu thuật để đóng lỗ mở khí quản.
Tham khảo nguồn Healthline
Mở hậu môn nhân tạo đại tràng là phẫu thuật tạo ra một lỗ mở thông từ đại tràng (ruột già) qua thành bụng để dẫn lưu chất thải (phân) ra ngoài cơ thể thay thế cho hậu môn thật. Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại tràng có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, và thường được thực hiện sau các ca phẫu thuật hoặc chấn thương ở ruột.
Có 2 loại hậu môn nhân tạo đại tràng phổ biến:
Bệnh nhân đang sử dụng túi hậu môn nhân tạo hollister
Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại tràng có thể được chỉ định để điều trị một số bệnh lý và tình trạng khác nhau, bao gồm:
Bác sĩ thường ưu tiên làm hậu môn nhân tạo tạm thời nếu có thể, giúp phần ruột có thời gian hồi phục trước khi nối lại. Một số trường hợp chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc chấn thương nặng, cần mở hậu môn nhân tạo để giảm áp lực lên ruột và hỗ trợ quá trình lành thương.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn là bắt buộc. Điều này thường xảy ra với những trường hợp bị ung thư và cần cắt bỏ trực tràng hoặc khi các cơ kiểm soát việc đi ngoài không còn hoạt động được.
Trước khi phẫu thuật, hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hậu môn nhân tạo đại tràng của bạn có thể đóng lại hay không và lên kế hoạch chăm sóc hậu môn nhân tạo phù hợp.
Phẫu thuật hậu môn nhân tạo đại tràng không làm thay đổi cách hệ tiêu hóa hoạt động. Thông thường, sau khi nhai và nuốt, thức ăn sẽ đi qua thực quản vào dạ dày. Sau đó, thức ăn di chuyển xuống ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng, rồi tiếp tục đến đại tràng (ruột già). Tại đây, nước được hấp thụ dần giúp phân trở nên đặc hơn trước khi lưu trữ trong trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.
Túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh Mepro dính chắc, giá thành hợp lý
Quá trình tiêu hóa trong đại tràng được diễn ra như sau:
Vị trí đặt hậu môn nhân tạo đại tràng ảnh hưởng đến đặc điểm của phân và mức độ kích ứng da như sau:
Chính vì vậy, việc chăm sóc vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo rất quan trọng để bảo vệ da và chống loét da về sau.
Phẫu thuật hậu môn nhân tạo đại tràng dù là một thay đổi lớn trong cuộc sống, nhưng về mặt kỹ thuật đây không phải là một ca phẫu thuật phức tạp. Thủ thuật này sẽ được thực hiện dưới gây mê toàn thân, do đó, bạn sẽ ngủ và không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Làm hậu môn nhân tạo có thể được thực hiện theo hai phương pháp:
Cũng như bất kỳ ca phẫu thuật nào, gây mê toàn thân có thể gây ra phản ứng phụ như khó thở hoặc phản ứng không mong muốn với thuốc. Ngoài ra, phẫu thuật này cũng có một số rủi ro riêng, bao gồm:
Tham khảo nguồn Johns Hopkins University
Vết loét vùng cùng cụt thường do:
Người cao tuổi ít vận động, nằm lâu, người bệnh liệt do tai biến, đột quỵ, chấn thương cột sống hạn chế cử động, có bệnh nền tiểu đường… là những đối tượng nguy cơ cao bị loét tỳ đè vùng cùng cụt.
Bệnh nhân nằm lâu nên sử dụng đệm hơi để giảm áp lực lên da chống loét tỳ đè vùng cùng cụt
Vết loét tỳ đè vùng xương cụt được phân chia thành 4 giai đoạn, tăng dần dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Trong đó, giai đoạn I là nhẹ nhất và giai đoạn IV là nghiêm trọng nhất.
Việc điều trị và chăm sóc các vết thương, vết loét vùng cùng cụt nói chung là rất khó khăn. Những vết loét ở giai đoạn I hoặc II thường sẽ lành lại nếu được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng. Những vết loét ở giai đoạn III và IV thì khó điều trị hơn, có thể mất nhiều thời gian, chi phí và đặc biệt là công sức của người chăm sóc.
Vết loét có thể được điều trị tại nhà với các trường hợp có bệnh nền ổn. Người bệnh và người nhà bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp và hẹn lịch tái khám.
Dưới đây là cách chăm sóc vết loét tỳ đè vùng cùng cụt tại nhà:
Tuỳ lượng vết thương thấm ra băng, có thể thay băng mỗi ngày hoặc cách ngày. Khi thay băng, đảm bảo dụng cụ vô trùng và lựa chọn dung dịch rửa vết thương phù hợp.
Miếng dán chống loét cho người già hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loét tì đè xương cụt
Ngoài ra, tránh mát xa da gần hoặc xung quanh vết loét vì hành động này có thể làm tổn thương da hơn. Tránh sử dụng đệm hình bánh donut, bởi chúng có thể làm giảm lưu thông máu đến khu vực vết thương, từ đó gây ra vết thương mới.
Chụp tiểu nam là một dụng cụ hỗ trợ tiểu nam thiết kế như một chiếc bao cao su được đeo trực tiếp vào dương vật để dẫn nước tiểu ra ngoài. Dùng cụ này chủ yếu dùng cho trường hợp bệnh nhân nam giới vẫn có khả năng tự tiểu tiện nhưng cần sự hỗ trợ kiểm soát, chẳng hạn như không đủ khả năng di chuyển đến nhà vệ sinh hay nằm liệt giường, hoặc tiểu không tự chủ.
Hiện nay, một số loại capot chụp tiểu nam được thiết kế kết hợp với đồ lót nhằm giúp giữ chụp tiểu cố định tại chỗ. Xem thêm bộ dụng cụ hỗ trợ đi tiểu nam Pitmed của Merinco.
Trong khi đó, ống thông tiểu foley là một ống dây dài, mềm được đưa trực tiếp vào bàng quang qua niệu đạo để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi cơ thể. Xông tiểu foley được sử dụng cho bệnh nhân không thể tự tiểu tiện, chẳng hạn như sau phẫu thuật hoặc có vấn đề về đường tiết niệu. Xem thêm Các loại ống thông tiểu dài ngày foley.
Bộ chụp tiểu nam thường dùng cho các trường hợp tiểu tiện tự nhiên, trong khi ống thông tiểu Foley dẫn lưu nước tiểu trực tiếp từ bàng quang.
Tham khảo nguồn WebMD
Đế hậu môn nhân tạo
Lỗ thông hậu môn nhân tạo của mỗi người có kích thước khác nhau, có thể là hình tròn, hình bầu dục hay hình dạng không đều và có thể lồi ra ngoài, thụt vào hoặc bằng da. Dựa trên những khác biệt này, các nhà sản xuất đã cho ra đa dạng các mẫu đế để phù hợp với mỗi trường hợp.
Một đế hậu môn nhân tạo vừa vặn sẽ tránh được rò rỉ hậu môn nhân tạo và bảo vệ vùng da xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo khỏe mạnh, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và tinh thần của người bệnh. Trên thị trường hiện nay cung cấp nhiều tùy chọn đế, người bệnh có thể chọn lựa loại đế phù hợp với nhu cầu của mình.
Đế lồi
Đế lồi được sử dụng cho hậu môn nhân tạo bằng da hoặc thụt vào trong, vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo không bằng phẳng, có sẹo, nếp nhăn, hay vùng bụng chia ngấn. Đế lồi có thể đi kèm với túi kín, túi xả chất thải hoặc túi nước tiểu nhân tạo. Đế lồi hậu môn nhân tạo có cả hai dạng: cắt sẵn hoặc có đường cắt tuỳ chỉnh kích thước. Đế lồi vừa với đường nét cơ thể, khi chuyển động sẽ mang lại sự thoải mái và kín đáo.
Đề lồi túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh Hollister chắc chắn, an toàn
Đế bằng
Đế bằng cũng có hai dạng là cắt sẵn và có đường cắt.
Đế cắt sẵn được sản xuất theo kích thước lỗ hậu môn nhân tạo phổ biến nhất. Đế có dạng đồng nhất hình tròn và chỉ cần lấy ra khỏi hộp để sử dụng ngay. Mẫu đế cắt sẵn có thể giúp tiết kiệm thời gian, tuy nhiên chỉ phù hợp với người có lỗ thông tròn đều.
Đế bằng túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh Ostomy Care dính chắc, dễ dùng
Đế có đường cắt thì trên đế được in nhiều vòng cắt với nhiều kích cỡ khác nhau để người dùng có thể cắt chỉnh phù hợp với kích thước lỗ hậu môn nhân tạo của mình. Khi cắt đế nên sử dụng kéo cong chuyên dụng. Đây là một lựa chọn tốt cho những trường hợp có lỗ hậu môn nhân tạo không đều hoặc có hình dạng đặc biệt.
Đế xếp
Đế xếp có thể dễ dàng nâng lên cao tạo không gian cho các ngón tay để gắn túi vào đế dễ dàng hơn. Đế được thiết kế để ngăn ngừa áp lực hoặc chấn thương cho khu vực xung quanh hậu môn nhân tạo, nhất là sau khi phẫu thuật. Đế xếp tương thích với nhiều loại túi và có sẵn ở các loại bằng hoặc lồi.
Đế xếp túi hậu môn nhân tạo ConvaTec
Đế nắn
Đế nắn dễ dàng nặn chỉnh tạo hình phù hợp với lỗ hậu môn nhân tạo. Cái chất đế nắn cũng gần như vòng chống loét, mềm dẻo đàn hồi dễ nặn, phù hợp với mọi kích thước và hình dạng. Sau khi nắn chỉnh, phần đế thừa sẽ cong lên như một chiếc "cổ cao" tạo thành hàng rào xung quanh hậu môn nhân tạo giúp tăng độ kín và bảo vệ vùng da xung quanh. Đế nắn là một lựa chọn lý tưởng cho những ai có lỗ thông hậu môn nhân tạo không đều hoặc không khéo léo để tự cắt đế.
Vòng bảo vệ da chống loét Hollister tránh chất thải tiếp xúc trực tiếp với da, chống loét da
Miếng dán sẹo silicone là gì?
Những miếng dán sẹo này được làm từ 100% silicone y tế với kết cấu mềm dẻo và mỏng nhẹ giúp bảo vệ vết sẹo, duy trì độ ẩm và ức chế tăng sinh collagen nên hạn chế tối đa để lại sẹo lồi. Bất cứ khi nào làn da của chúng ta bị rách, dù là vết mổ hay vết thương hở, cơ thể sẽ sản xuất collagen để tự chữa lành vết thương. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc vết thương đúng cách, những vùng này có thể sản xuất quá nhiều collagen dẫn đến hình thành sẹo lồi.
Miếng dán trị sẹo RemScar kích thước 3.5x15cm dành cho sẹo mổ sau sinh
Tại sao nên sử dụng miếng dán silicone ép sẹo sau phẫu thuật?
Các nghiên cứu đã cho thấy miếng dán silicone giúp giảm sẹo lồi (sẹo dày, nổi lên trên bề mặt da). Nhiều bác sĩ phẫu thuật chia sẻ miếng dán này giúp vết sẹo bình thường mờ đi nhanh hơn.
Miếng dán sẹo silicone được sử dụng như thế nào?
Miếng dán trị sẹo silicone có thể có kích thước phù hợp với vết sẹo hoặc có thể cắt cho vừa vặn. Độ dày của miếng dán chỉ khoảng 1-2mm. Mỗi miếng dán có lớp bảo vệ dễ bóc và linh hoạt và có thể tái sử dụng tối đa 1 tháng.
Sau khi vết mổ phẫu thuật được tháo chỉ và đã liền hoàn toàn, không còn vết hở, có thể bắt đầu sử dụng miếng dán sẹo silicone gel. Lưu ý luôn làm sạch và lau khô vết sẹo, và không bôi bất kỳ loại kem, gel trị sẹo, thuốc mỡ hoặc bột phấn nào lên vết sẹo trước khi dán.
Gel trị sẹo RemScar làm mờ sẹo hiệu quả, an toàn cho cả da nhạy cảm
Hướng dẫn sử dụng miếng dán ép sẹo silicone:
Nếu miếng silicone dán sẹo mất độ dính, hãy rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và nước sạch, để khô tự nhiên. Điều này sẽ giúp miếng dán có thể dính trở lại.
Khi nào có thể ngừng dùng miếng dán silicone trị sẹo?
Nên dùng miếng dán trị sẹo silicone trong khoảng 3 tháng hoặc đến khi có chỉ định ngừng sử dụng của bác sĩ. Nếu gặp bất kỳ tình trạng mẩn đỏ hoặc kích ứng nào sau khi bắt đầu sử dụng miếng dán silicone, vui lòng liên hệ ngay với bác sĩ.
Hậu môn nhân tạo là một lỗ thông được mở từ đại tràng hoặc hỗng tràng ra da nhằm thay thế hậu môn thật. Lỗ thông nhân tạo bao gồm một màng nhầy hoặc niêm mạc ruột tiếp xúc với bề mặt da. Chất thải thoát ra ngoài cơ thể vào một túi nhỏ gắn trên thành bụng được gọi là túi hậu môn nhân tạo.
Hậu môn nhân tạo được mở tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người bệnh sau cắt khối u trực tràng, u hậu môn hoặc có bệnh lý rò trực tràng - âm đạo, rò trực tràng - bàng quang, chấn thương…
Nguyên tắc chung về chế độ ăn uống:
Người đeo túi hậu môn nhân tạo cần cẩn thận với:
Người bệnh vẫn có thể tắm rửa bình thường như trước đây, tuy nhiên không để nước và xà phòng chảy vào gây tổn thương hậu môn nhân tạo.
Tránh chà xát xà phòng vào hậu môn nhân tạo. Tránh dùng khăn hay gạc quá cứng để lau khô hậu môn nhân tạo. Tránh để tia nước vòi sen tưới trực tiếp lên hậu môn nhân tạo.
Có thể để hoặc tháo túi hậu môn nhân tạo khi tắm. Cặn xà phòng đôi khi có thể làm mất độ dính của đế túi, vì vậy nên chọn loại xà phòng hoặc sữa tắm không chứa chất dưỡng ẩm và dầu.
Nếu sử dụng bộ túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh, thuận tiện hơn khi chuyển sang một túi khác khi tắm rửa để túi đeo luôn khô ráo và sạch sẽ.
Người mở hậu môn nhân tạo có thể làm việc, chơi thể thao và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, khiêu vũ… Tuy nhiên, người bệnh cần tránh vận động mạnh, nâng các vật nặng quá sức, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Việc có hậu môn nhân tạo không thể ngăn cản họ đi du lịch. Người bệnh cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phụ kiện chăm sóc hậu môn nhân tạo trước mỗi chuyến đi.
Ngoài ra, mọi người vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường khi có hậu môn nhân tạo, nhưng đảm bảo cơ thể đã bình phục hoàn toàn sau phẫu thuật.
Tổng quan
Mở khí quản là một thủ thuật y tế quan trọng giúp duy trì đường thở cho những người gặp khó khăn trong việc thở qua đường mũi hoặc miệng. Để cố định và bảo vệ ống mở khí quản, dây đai cố định mở khí quản được sử dụng nhằm giữ ống ở đúng vị trí, ngăn chặn sự di chuyển hoặc tuột ra ngoài. Việc sử dụng và chăm sóc dây đai cố định đúng cách đóng vai trò thiết yếu giúp duy trì hiệu quả của ống thở cũng như mang lại cảm giác thoải mái và an toàn cho bệnh nhân.
Dây đai cố định mở khí quản Yafho có phần chun co giãn giúp điều chỉnh độ dài linh hoạt
Cách sử dụng dây đai cố định ống mở khí quản
Dưới đây là các bước cơ bản để sử dụng dây đai cố định ống mở khí quản một cách an toàn và hiệu quả:
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ
Bước 2. Đeo găng tay y tế
Bước 3. Đặt dây cố định qua ống mở khí quản
Bước 4. Vệ sinh và kiểm tra
Bảo quản dây đai cố định ống mở khí quản
Để bảo quản dây đai cố định ống mở khí quản đúng cách, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình sử dụng, bạn có thể làm theo các hướng dẫn sau:
Nếu người thân bạn hay chính bạn vừa mới trải qua phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo, có thể bạn đang cảm thấy hơi choáng ngợp trước tất cả các sản phẩm hậu môn nhân tạo khác nhau. Ngoài hệ thống túi hậu môn nhân tạo bao gồm túi chứa phân hậu môn nhân tạo và đế dán, bạn có thể phải sử dụng thêm các phụ kiện chuyên biệt cho hậu môn nhân tạo trong những trường hợp cần thiết.
Các phụ kiện có thể giúp đế hậu môn nhân tạo dính được lâu hơn trên da, ngăn chặn rò rỉ chất thải, giảm mùi hôi và giúp việc đổ chất thải trong túi hậu môn nhân tạo dễ dàng hơn. Một số sản phẩm như kem chống xì, vòng bảo vệ da chống loét, bột chống kích ứng và dây nịt đeo hậu môn nhân tạo là một phần tất yếu trong thói quen vệ sinh và chăm sóc hậu môn nhân tạo hàng ngày ở nhiều người có hậu môn nhân tạo.
Sản phẩm được thiết kế để bảo vệ vùng da xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo. Vòng bảo vệ da có tác dụng làm đầy các bề mặt da không bằng phẳng để tăng cường độ vừa khít của đế hậu môn nhân tạo và ngăn ngừa rò rỉ chất thải tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng và đế dán nhanh bị bong.
Vòng đệm chống loét Hollister giúp bảo vệ da xung quanh hậu môn nhân tạo, tránh kích ứng loét da
Vòng bảo vệ da chống loét có thiết kế linh hoạt, có thể cắt, kéo căng hoặc uốn nắn cho vừa vặn với lỗ thông hậu môn nhân tạo. Bạn có thể dán chúng lên đế hậu môn nhân tạo hoặc dán trực tiếp lên vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo khô sạch. Vòng bảo vệ da chống loét có nhiều kích cỡ khác nhau và độ dày khác nhau.
Kem chống xì hậu môn nhân tạo giúp trám các khoảng trống kẽ hở giữa lỗ hậu môn nhân tạo với đế dán nhằm ngăn chất thải hay phân rò rỉ xuống dưới đế và tiếp xúc trực tiếp với da, gây kích ứng da và nhanh bong túi.
Keo chống xì Convatec giúp làm đầy vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo
Kem chống xì hoạt động như một chất trám để lấp đầy bề mặt da nhăn nheo, giúp giảm thiểu nguy cơ rò rỉ. Đây KHÔNG phải là chất keo dính và nếu sử dụng quá nhiều có thể gây hiệu quả ngược. Kem chống xì thường ở dạng tuýp dễ bóp, sử dụng đơn giản.
Miếng dán tăng dính đế hậu môn nhân tạo được bổ sung thành phần ceramide để bảo vệ da và mang lại cảm giác an toàn hơn. Miếng dán được dán xung quanh đế hậu môn nhân tạo để giữ cố định đế hậu môn nhân tạo và giảm tình trạng đế cong mép, từ đó ngăn chặn rò rỉ.
Miếng dán tăng dính đế Hollister giúp tăng độ dính của đế dán vào da, tránh rò rỉ chất thải lên da
Miếng dán tăng dính với chất liệu hydrocolloid mỏng nhẹ và linh hoạt, dễ dàng phù hợp với các nếp gấp và chuyển động tự nhiên của cơ thể, giúp đế hậu môn nhân tạo dính trên da lâu hơn và mang lại sự tự tin hơn suốt cả ngày.
Bột chống loét là một loại bột phấn không chứa thành phần thuốc, có tác dụng hút ẩm cho vùng da bị kích ứng bong tróc da hoặc bị ẩm ướt xung quanh lỗ thông nhân tạo. Bột giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa từ vùng da xung quanh, hỗ trợ đế hậu môn nhân tạo dính trên da tốt hơn.
Bột hút ẩm chống loét Hollister giúp làm khô và sạch vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo trước khi dán đế hiệu quả
Khi sử dụng, rắc bột lên vùng da đang bị kích ứng quanh lỗ thông ra da và phủi sạch bột thừa, nếu không phủi có thể ảnh hưởng đến độ dính của đế hậu môn nhân tạo trên da. Ngừng sử dụng bột chống kích ứng khi da đã lành. Một số bác sĩ khuyên dùng miếng quét bảo vệ thay vì bột hút ẩm, nhưng có thể thay đổi tùy trường hợp cụ thể.
Chung sống với hậu môn nhân tạo tức là phải đeo túi hậu môn nhân tạo trong thời gian dài và phải thay đế thường xuyên nếu dùng túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh. Điều này có thể khiến da bị kích ứng hoặc đau rát.
Miếng quét bảo vệ da tạo ra một lớp màng trên da giúp bảo vệ da khi tiếp xúc với đế túi hậu môn nhân tạo và chất thải, cũng như khi tháo đế ra. Quét sản phẩm lên vùng da lành và để khô hoàn toàn trước khi dán đế hậu môn nhân tạo mới. Tuy nhiên, không nên dùng sản phẩm nếu đang sử dụng đế rời túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh, vì chất này có thể làm giảm thời gian sử dụng chúng.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp hệ thống túi hậu môn nhân tạo giữ chắc chắn hơn khi đeo trên cơ thể, đai nịt đeo túi hậu môn nhân tạo có thể giúp bạn thêm tự tin. Các bác sĩ khuyên nghị nên đeo dây nịt hậu môn nhân tạo để tăng độ lồi hậu môn nhân tạo và đảm bảo đế hậu môn nhân tạo được vừa khít.
Dây nịt đeo túi hậu môn nhân tạo Hollister giúp cố định túi chắc chắn khi vận động, đi lại nhiều
Sản phẩm được sử dụng với loại túi hậu môn nhân tạo có tai cài. Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần gắn dây đúng chốt cài và thẳng hàng với lỗ thông nhân tạo. Hãy chắc chắn rằng dây đai vừa khít nhưng cũng không quá chặt. Để kiểm tra đai nịt hậu môn nhân tạo đã vừa khít chưa, có thể nhét hai ngón tay vào giữa đai và da mà không gặp khó khăn. Phụ kiện này có thể điều chỉnh độ dài thích hợp và cũng có thể vệ sinh được.
Một trong những vấn đề mà nhiều người sống chung với hậu môn nhân tạo thường gặp phải là phân chỉ bám phía trên túi hậu môn nhân tạo, xung quanh lỗ thông ra da, không thể rơi xuống đáy túi nên khó xả thải. Vấn đề này có thể gây ra sự cố rò rỉ hoặc cản trở chức năng của bộ lọc khử mùi túi đựng phân hậu môn nhân tạo.
Dung dịch khử mùi bôi trơn giúp đổ chất thải ra khỏi túi dễ dàng hơn và giảm thiểu phân dính vào túi, cũng như giảm mùi hôi khi đổ và thay túi. Dung dịch được bôi vào bên trong túi đựng chất thải và giúp phân chảy xuống đáy túi.
Dung dịch bôi trơn túi hậu môn nhân tạo không màu, không mùi và có sẵn ở dạng chai hoặc gói. Sản phẩm có thể được sử dụng sau mỗi lần thay túi mới và sau khi đổ chất thải khỏi túi để trung hòa mùi hôi và đổ chất thải không bị dính.
Chai xịt tẩy keo túi hậu môn nhân tạo giúp việc tháo đế hậu môn nhân tạo dễ dàng và không gây đau rát. Đồng thời, sản phẩm cũng hỗ trợ loại bỏ keo dính còn sót lại trên da, giảm nguy cơ bong tróc da khi tháo đế ra khỏi da do keo đế dính chắc.
Chai xịt tháo băng keo với thành phần silicone y tế và không chứa cồn nên không gây cảm giác khó chịu khi sử dụng. Có thể sử dụng trực tiếp trên da hoặc trên đế dán, bay hơi nhanh chóng và mau khô, không ảnh hướng đến độ dính của đế túi hậu môn nhân tạo.
Tham khảo nguồn Hollister