Chăm sóc bệnh nhân có ống nuôi ăn đường ruột

Chăm sóc bệnh nhân có ống nuôi ăn đường ruột

Bệnh nhân nặng không thể tự ăn uống được có thể được nuôi ăn tại nhà, điều này giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và người nhà cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân.

Tuy nhiên việc hiểu đúng và chăm sóc bệnh nhân đúng cách là rất quan trọng. Quá trình chăm sóc bệnh nhân dựa trên 3 yếu tố:

  1. Chăm sóc dinh dưỡng, tiêu hoá của bệnh nhân
  2. Chăm sóc và theo dõi tình trạng ống nuôi ăn
  3. Thể trạng chung của bệnh nhân

enteral feeding gastronomy diagram

Định vị ống nuôi ăn

Trước khi bắt đầu cho ăn, bạn phải đảm bảo ống được đặt đúng vị trí. Vị trí không tốt hoặc di chuyển ống có thể gây ra tình trạng hít thức ăn có thể đe dọa tính mạng (theo DAA 2018).

Vị trí phải được xác nhận thông qua chụp X-quang và đo nồng độ pH của dịch hút dạ dày (tham khảo các chính sách và quy trình của cơ sở của bạn). Độ pH nhỏ hơn 5,5 thường cho thấy rằng ống được đặt đúng vị trí trong dạ dày (NHS 2016).

Các phương pháp xác nhận vị trí khác không được khuyến nghị vì chúng kém chính xác hơn (DAA 2018).

Vị trí đặt dây nuôi ăn phải được đánh giá:

  • Sau lần đặt ống đầu tiên;
  • Ít nhất một lần mỗi ca nếu bệnh nhân ăn liên tục;
  • Trước khi cho ăn, cho chất lỏng hoặc thuốc;
  • Nếu bệnh nhân phàn nàn về sự khó chịu hoặc trào ngược thức ăn;
  • Sau khi bệnh nhân nôn, trớ hoặc ho;
  • Nếu chiều dài ống bên ngoài đã thay đổi;
  • Nếu băng cố định bị lỏng; 
  • Nếu các triệu chứng hô hấp mới phát sinh, không rõ nguyên nhân (ví dụ như khó thở, thở khò khè, thở gấp) hoặc giảm độ bão hòa oxy.

Ngăn chặn nôn, trớ

Ngoài việc đảm bảo ống dây ăn nuôi được đặt đúng vị trí, bạn cũng có thể giảm thiểu rủi ro  bằng cách:

  • Nâng cao đầu giường từ 30 đến 45 độ trong khi cho ăn và một giờ sau đó.
  • Kiểm tra các dấu hiệu không dung nạp (nôn, chướng bụng, táo bón);
  • Duy trì quản lý tốt đường thở;
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng.
2000 products/14/NHIET_KE_ĐIEN_TU">Nhiệt Kế Điện Tử