Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo là một biến chứng phổ biến và nhiều trường hợp có thể kiểm soát hiệu quả chỉ nhờ thay đổi lối sống. Những thay đổi đơn giản trong lối sống như giảm cân, bỏ thuốc lá và sử dụng đai chống thoát vị có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
Đai chống thoát vị hậu môn nhân tạo là loại đai nén quấn quanh bụng có tác dụng nâng đỡ cơ bụng, giữ ổn định vị trí hậu môn nhân tạo và giúp che túi hậu môn nhân tạo. Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng đai đúng cách có thể ngăn ngừa thoát vị hình thành hoặc tiến triển nặng hơn.
Đối với người thừa cân hoặc béo phì, bác sĩ có thể tư vấn chế độ ăn uống kết hợp với chương trình tập luyện để hỗ trợ kiểm soát cân nặng, từ đó giảm áp lực lên thành bụng. Với người hút thuốc lá, việc tham gia chương trình cai thuốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có thể kiểm soát bằng phương pháp trên. Với những trường hợp nghiêm trọng như thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo bị nghẹt cần phải phẫu thuật khẩn cấp để tránh nguy cơ hoại tử hoặc viêm đại tràng do thiếu máu nuôi.
Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định trong các trường hợp có tắc nghẽn mãn tính, đau kéo dài, rò rỉ hậu môn nhân tạo, đeo túi không vừa hoặc loét da xung quanh hậu môn nhân tạo.
Hình ảnh thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo
Hiện nay, đã có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo như:
Dù hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp ruột có thể bị kẹt hoặc xoắn trong khối thoát vị. Điều này gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và làm gián đoạn lưu lượng máu đến phần ruột bị ảnh hưởng Tình trạng này được gọi là tắc ruột - một biến chứng nghiêm trọng gây đau dữ dội và cần được xử lý khẩn cấp.
Nếu không được phẫu thuật kịp thời để tháo xoắn hoặc khôi phục dòng máu cung cấp, phần ruột bị tắc có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo là biến chứng khá thường gặp sau phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo đại tràng và hậu môn nhân tạo hồi tràng. Nguy cơ xuất hiện thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo cao nhất là trong vài năm đầu sau phẫu thuật, nhưng trên thực tế một số bệnh nhân có thể bị thoát vị muộn, thậm chí sau hơn 40 năm.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng này không gây triệu chứng hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ và có thể được kiểm soát hiệu quả nhờ việc thay đổi lối sống.
Với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì bắt buộc phải phẫu thuật. Tỷ lệ tái phát sau điều trị phụ thuộc vào phương pháp can thiệp. Trong đó, đặt lưới là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, với tỷ lệ tái phát thấp nhất khoảng 33%. Ngược lại, các phương pháp như khâu phục hồi cơ bụng hoặc di chuyển vị trí hậu môn nhân tạo thường đi kèm với nguy cơ tái phát cao hơn đáng kể.
Tham khảo nguồn Healthline