Nhận biết mô sẹo và mô da bình thường

Mỗi người đều có ít nhất một vết sẹo, nó có thể là do những rủi ro nhỏ trong cuộc sống hoặc do các sự kiện nghiêm trọng hơn như tai nạn hoặc phẫu thuật lớn. Nếu vết sẹo nhỏ và không gây đau thì có lẽ bạn sẽ không quá để tâm tới nó nhưng đừng chủ quan mô sẹo rất khác với mô da khỏe mạnh không chỉ về hình thức mà còn về cấu trúc và chức năng.

Mô da bình thường

Mô da bình thường được cấu tạo từ các sợi collagen hình thành ngẫu nhiên. 

Da bao gồm 3 lớp chính: lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp dưới da. Lớp biểu bì (hay thượng bì) là lớp ngoài cùng của da, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn ngoài môi trường và các yếu tố ngoại lai khác. Bên dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì, lớp dày nhất của da chứa các sợi collagen và eslatin mang lại cho da sự dẻo dai và khỏe mạnh. Sau cùng là lớp dưới da, liên kết da và các cơ xương với nhau, đồng thời là nơi dự trữ chất béo giúp tạo ra năng lượng của cơ thể và hoạt động giống như 1 tấm đệm để cách nhiệt.

Mô da bình thường có các sắc tố như melanin, melanoid và caroten giúp quyết định sắc tố da. Hơn nữa, nó là cơ quan lớn nhất của cơ thể với tổng diện tích khoảng 2m vuông. Ngoài chức năng bảo vệ, mô da còn thực hiện các chức năng khác như điều hòa nhiệt độ, hấp thụ, bài tiết,... Do chấn thương, bỏng, phẫu thuật và mụn trứng cá, mô da bình thường sẽ biến thành mô sẹo. 

Mô sẹo 

Chúng ta thường nghĩ vùng da sau tổn thương sẽ được chữa lành bằng các mô da khỏe hơn, nhưng sự thật là cơ thể sẽ không bao giờ hình thành lại mô da mới tương tự như mô da ban đầu đã mất. Đó là lý do tại sao có sự xuất hiện của sẹo trên da sau bất kỳ tổn thương nào. 

Mô sẹo là sợi mô được hình thành trong quá trình liền vết thương da do chấn thương, phẫu thuật, bỏng, hay mụn nhọt. Mô này được cấu tạo từ các sợi collagen liên kết chéo nhau và theo một hương duy nhất. Do đó, mô sẹo bị suy giảm về cả cấu trúc và chức năng so với mô da bình thường. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác của cơ thể (ngoại trừ xương), chẳng hạn như trong cơ tim, ngay sau cơn đau tim. Mô sẹo có thể phát triển thành các loại sẹo như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo co rút. 

Sẹo bỏng sử dụng miếng dán sẹo RemScar TR

Để điều trị sẹo, bạn có thể tham khảo kem trị sẹo silicone, miếng dán sẹo, laser, tiêm corticoid hoặc liệu pháp xâm lấn sâu hơn nếu mô sẹo quá dày và cứng.

Phân biệt mô sẹo và mô da bình thường 

Mô sẹo và mô da bình thường là 2 loại mô da nhưng mỗi loại có đặc tính sinh học, miễn dịch, kết cấu và sinh lý khác nhau. Dưới đây là bảng tóm tắt sự khác nhau giữa 2 loại mô da này:

>